Thứ Bảy, 29 tháng 2, 2020

Các thuật ngữ bạn cần biết để theo dõi Giải đua xe Công thức 1 một cách trọn vẹn nhất

Formula 1 là gì

Formula 1 - Công thức 1 hay thường được viết tắt là F1 trong tên gọi của giải đua nhằm để chỉ một loạt quy định của Liên đoàn Ô tô Quốc tế (FIA) mà tất cả người và xe tham gia phải tuân thủ, ví dụ như động cơ hút (atmospheric engine) lên đến 4.500 cm³. Trong khi đó, Formula 2 - Công thức 2 (phân khúc thấp hơn) được định nghĩa cho loại động cơ hút có dung tích đến 2.000 cm³.

Ballast 

Nguyên lý cơ bản là xe càng nhẹ thì sẽ có lợi thế hơn hẳn về tốc độ phóng, do đó để đảm bảo công bằng cho giải đấu, những chiếc xe cùng người cầm lái không đủ trọng lượng tối thiểu theo quy định sẽ phải gắn thêm "đá" ballast vào xe. 

Các thuật ngữ bạn cần biết để theo dõi Giải đua xe Công thức 1 một cách trọn vẹn nhất - Ảnh 1.

Ảnh 1 – "đá" ballast được gắn vào xe khi không đủ trọng lượng

Theo quy định mới nhất của Giải đua F1 từ năm 2019, tổng trọng lượng của cả người và xe đã tăng lên 740 kg, trong đó trọng lượng của các tay lái và ghế ngồi phải đạt tối thiểu 80 kg. Sự thay đổi về yêu cầu cân nặng này giúp nhiều tay lái "dễ thở" hơn đôi chút vì trước đây họ phải lên kế hoạch giảm cân trước mỗi chặng đua, để đảm bảo tổng trọng lượng của người và xe không vượt quá quy định. 

Pit-stop

Giải đua xe F1 không chỉ là màn so kè tốc độ của một tay đua đơn lẻ mà còn là nơi thể hiện sự phối hợp nhịp nhàng của các thành viên trong đội tại khu vực pit-stop. Pit-stop hiểu đơn giản là điểm dừng kỹ thuật, nơi các tay lái nhanh chóng đưa những chiếc "quái xế triệu đô" vào thay lốp rồi ngay lập tức trở lại đường đua. Khi thời gian tính bằng giây là yếu tố tiên quyết để quyết định thắng bại cho mỗi tay đua, đội nào có tốc độ thay lốp càng nhanh sẽ càng có lợi thế. Số lượng nhân viên hỗ trợ kỹ thuật luôn sẵn sàng "trực chiến" tại các pit-stop là khoảng 20 người. 

Các thuật ngữ bạn cần biết để theo dõi Giải đua xe Công thức 1 một cách trọn vẹn nhất - Ảnh 2.

Ảnh 2: Pit-stop- nơi thể hiện tinh thần đồng đội của các đội rõ nhất, và cũng là nơi đóng góp vào chiến thắng cuối cùng của tay đua.

Kỉ lục hoàn thành pit-stop nhanh nhất hiện nay thuộc về đội Red Bull khi họ hoàn tất quá trình vào pit của Max Verstappen trong 1,82 giây tại 2019 Brazilian Grand Prix 2019.

Đua thử, phân hạng và đua chính thức

Nếu bạn thắc mắc vì sao một chặng đua F1 thường diễn ra trong 3 ngày thì câu trả lời là đây:

Ngày 1: Ngày luyện tập không bắt buộc (Practice) bao gồm hai buổi sáng và chiều, mỗi buổi kéo dài 1 tiếng 30 phút

Ngày 2: Ngày đua phân hạng (Qualifying) kéo dài khoảng 1 tiếng đồng hồ và được chia thành 3 phần: Q1, Q2, Q3, quyết định vị trí xuất phát của các tay lái trong ngày đua chính thức. 

Phần đua này cho phép các tay đua chạy bao nhiêu vòng tùy ý, miễn là trong thời gian cho phép. 

Ngày 3: Ngày đua chính thức (Race)

Đây là ngày đua chính thức quyết định "ngôi vương" của các đội dịch vụ biên dịch tham gia với đỉnh điểm của những màn so kè tốc độ gay cấn nhất. 

Các thuật ngữ bạn cần biết để theo dõi Giải đua xe Công thức 1 một cách trọn vẹn nhất - Ảnh 3.

Ảnh 3: Race day – ngày được trông đợi nhất trong cả chặng đua

Tại 1 số nước tổ chức, lịch trình đua có thể được thay đổi chút ít. Chẳng hạn tại Grand Prix Monaco, ngày luyện tập bắt đầu vào Thứ Năm để các tay đua có thời gian nghỉ ngơi vào Thứ Sáu. Hay chặng đua chính thức tại Singapore 2008 và Bahrain 2014 diễn ra vào buổi tối thay vì buổi chiều như thông lệ. 

Tại Việt Nam - chặng đua Formula 1 VinFast Vietnam Grand Prix sắp tới sẽ diễn ra trong 3 ngày Thứ Sáu, Thứ Bảy và Chủ Nhật từ ngày 03 - 05/4/2020

Luật 107%

Trong lượt đua đầu tiên (Q1) của Ngày đua phân hạng (qualifying), bất kỳ tay lái nào không hoàn thành vòng đua trong khoảng thời gian tối đa 107% so với kỷ lục hoàn thành của tay lái nhanh nhất lượt đua 1 (Q1) sẽ không được phép tham gia cuộc đua chính thức. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, các trọng tài đua (steward) vẫn có thể cho phép điều này.

Marshal

Ở giải đua danh giá nhất thế giới thì công tác vận hành và đảm bảo an toàn luôn là ưu tiên số 1. Marshal là các tình nguyện viên/chuyên viên điều hành - sẽ là những người phụ trách nhiều vai trò trong cả chặng đua, chẳng hạn phụ trách xe đua, phụ trách khu vực khán đài để đảm bảo khán giả không gây nguy hiểm cho bản thân và các tay đua, giúp đưa xe và tay lái gặp sự cố, tai nạn ra khỏi đường đua hay vẫy cờ hiệu để thông báo tình trạng với các tay lái. Tại chặng đua Formula 1 VinFast Vietnam Grand Prix vào tháng 4/2020 sắp tới, sẽ có khoảng 1.000 marshal được tuyển chọn và đào tạo bởi các chuyên gia hàng đầu thế giới đến từ Liên đoàn xe động cơ Úc (CAMS).

Flag 

Một hệ thống cờ hiệu (Flag) được sử dụng trong giải đua Công thức 1, mỗi màu và số lượng cờ hiệu sẽ truyền tải một thông điệp khác nhau.

Các thuật ngữ bạn cần biết để theo dõi Giải đua xe Công thức 1 một cách trọn vẹn nhất - Ảnh 4.

Ảnh 4: Khi lá cờ xanh lá cây được vẫy lên, các tay đua sẽ hiểu rằng nguy hiểm đã qua và có thể quay lại đường đua một cách bình thường.

Chẳng hạn khi 1 cờ vàng được phất, các tay đua sẽ hiểu rằng đang có nguy hiểm trên đường đua, bắt buộc phải chạy chậm và không được vượt. Khi cờ vàng được phất 2 lá cùng lúc nghĩa là đường đua đang gặp sự cố, nhân viên cứu hộ đang có mặt trên đường đua để xử lý, do đó các tay đua không được vượt nhau. Cờ vàng sọc đỏ báo hiệu bề mặt đường đua gặp sự cố, có thể gây trơn trượt cho xe đua. Ngược lại, khi nhìn thấy cờ xanh lá cây được phất, các tay đua có thể hiểu rằng đã hết khu vực nguy hiểm và có thể tiếp tục thi đấu bình thường. Cờ xanh dương được phất lên khi tay đua cuối cùng bị tay đua đầu tiên trong đoàn đua bắt kịp (dẫn trước hơn 1 vòng đua), việc này đồng nghĩa tay đua cuối cùng phải nhường đường và không được có hành động cản trở tay đua đầu tiên vượt qua. 

Chính sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại – tính chính xác – kỷ luật và thời gian tính theo từng tích tắc đã làm nên sự hấp dẫn cho giải đua F1 – giải đua tốc độ đắt giá nhất hành tinh.

Bác sĩ da liễu bật mí: Khi nào nên gội đầu, như thế nào là chăm sóc tóc đúng cách?

Nên gội đầu buổi sáng hay tối? Gội đầu cũng cần phải cân nhắc thời gian đúng hay sai?

Thời gian gội đầu không cần phải quá chú ý. Có người sáng sớm ngủ dậy có thói quen gội đầu vì điều này khiến tinh thần họ thoải mái hơn để bắt đầu một ngày mới. Nhưng có người lại thích gội đầu vào buổi tối, cơ thể sạch sẽ chui vào trong chăn ấm để chuẩn bị một giấc ngủ thật thoải mái.

Tuy nhiên, khi gội đầu cũng cần chú ý nhiệt độ của nước. Nếu nước quá nóng sẽ làm bành trướng các mạch máu ở trên da đầu, nước quá lạnh sẽ kích thích các mạch máu thu co lại. Các mạch máu quá bành trướng hoặc co lại quá mức sẽ gây nên triệu chứng đau đầu hoặc chóng mặt, nhất là những người có tiền sử các bệnh về não.

Bác sĩ da liễu bật bí: Khi nào nên gội đầu, như thế nào là chăm sóc tóc đúng cách? - Ảnh 1.

Ngoài ra, sau khi gội đầu phải nhớ lau sạch đầu trước khi ra ngoài hoặc đi ngủ. Nếu để tóc ướt sẽ khiến cho độ ấm của vùng đầu bị giảm đi, dễ dàng bị lạnh và tạo thành mối đe dọa về sức khỏe. Nếu cẩn thận hơn thì có thể dùng thêm một số loại dưỡng tóc, sau khi gội sạch thì để khô tự nhiên hoặc dùng máy sấy sấy khô tóc.

Ngày nào cũng gội đầu sẽ dễ bị rụng tóc?

Điều này hoàn toàn sai lầm! Gội đầu thường xuyên không dẫn đến rụng tóc, nó chỉ khiến cho những sợi tóc đã hỏng hoặc sắp bị rụng rụng nhanh hơn.

Thông thường, một người khỏe mạnh mỗi ngày sẽ rụng khoảng 100 sợi tóc.

Có một số mẹo nhỏ có thể giúp mọi người kiểm tra xem tóc mình có đang khoẻ mạnh hay không?

Dùng tay nắm nhẹ một nắm tóc, kéo nhẹ nhàng, liên tục thực hiện ở các vùng đầu khác nhau khoảng 5-6 lần. Nếu mỗi lần chỉ có 1-2 sợi tóc rụng, điều đó chứng tỏ tóc bạn vẫn khỏe mạnh, mỗi ngày số tóc rụng sẽ ít hơn 100 sợi. Nếu mỗi lần kéo số tóc rụng nhiều hơn 3 sợi, chứng tỏ số tóc rụng trong ngày vượt quá 100 sợi.

Nếu bạn bị rụng tóc, nguyên nhân không phải do gội đầu, mà do androgenetic( dịch vụ biên dịch rụng tóc bã nhờn), bệnh rụng tóc, rụng tóc do lão hoá( do lão hóa, nang tóc bị lão hoá khiến chức năng suy giảm), hoặc rụng tóc do sẹo. Cụ thể rụng tóc do nguyên nhân nào thì cần có sự chẩn đoán chính xác của bác sĩ.

Tần suất gội tóc như thế nào là hợp lý?

Những người da khô, chất bã nhờn của da tiết ra không đủ, nếu gội đầu quá thường xuyên hoặc dùng những sản phẩm có tính kiềm dầu quá mạnh thì chúng sẽ tẩy sạch những bã nhờn đó dẫn đến đầu nhiều gàu và tóc khô dễ gãy. Do vậy, những người có da khô thì nên cách 1 đến 2 ngày gội một lần, đồng thời nên dùng những dầu gội đầu dưỡng ẩm.

Bác sĩ da liễu bật bí: Khi nào nên gội đầu, như thế nào là chăm sóc tóc đúng cách? - Ảnh 2.

Những người da dầu, bã nhờn quá mạnh thì gội đầu thường xuyên không ảnh hưởng gì?

Khi gội đầu cần chú ý 3 điều:

1. Tư thế khi gội đầu

Nếu bạn có thói quen tắm và gội đầu cùng lúc thì không cần chú ý quá về tư thế gội.

Tuy nhiên, nếu chỉ gội đầu không hoặc gội đầu bằng vòi nước thì không tránh khỏi việc phải cúi đầu về phía trước để gội. Nếu cúi đầu như vậy quá lâu thì khi ngẩng đầu lên thường bị hoa mắt chóng mặt. Đây là do lượng máu lưu thông đến cổ và não bị tắc nghẽn tạo thành.

Bạn nên giữ tư thế ngồi hoặc hơi cúi xuống một chút, đừng cúi quá nhiều về phía trước để tránh tình trạng trên.

2. Không dùng móng tay để gãi da đầu

Rất nhiều người cảm thấy việc dùng móng tay gãi đầu rất thoải mái, mà không hề biết đây là hành vi sai lầm.

Bác sĩ da liễu bật bí: Khi nào nên gội đầu, như thế nào là chăm sóc tóc đúng cách? - Ảnh 3.

Trong khi dùng móng tay gãi chúng ta sẽ vô tình làm tổn thương da đầu, dẫn đến một số bệnh viêm da đầu, hoặc kích thích tổn thương đến các nang tóc gây ra rụng tóc.

Nên xoa nhẹ da đầu và tóc bằng ngón tay từ trước ra sau, như vậy sẽ tốt hơn cho tóc của bạn.

3. Gội sạch dầu gội.

Nếu bạn không gội sạch những chất của dầu gội thì da sẽ bị khô và có cảm giác ngứa, kết cấu tóc cũng sẽ bị hư tổn dẫn đến tóc rụng dần.

Nên gội sạch đầu bằng nước có độ ấm vừa phải. Đây là một số lời khuyên dành cho bạn để luôn có một mái tóc suôn mượt và không lo rụng tóc.

Nguồn: Aboluowang

Lên TV kể lí do tan rã, nhóm nữ lớn hơn SNSD và Wonder Girls 1 tuổi "gây bão" BXH trở lại nhờ ca khúc 13 năm trước

Trong tập phát sóng vừa qua của "Sugar Man 3" thuộc dài JTBC, SeeYa (gồm 3 thành viên Kim Yeonji, Lee Boram và Nam Gyuri) đã xuất hiện với tư cách khách mời. Nhóm nữ ra mắt năm 2006 (tức trước SNSD và Wonder Girls 1 năm) và tan rã vào 5 năm sau đó.

Lên TV kể lí do tan rã, nhóm nữ lớn hơn SNSD và Wonder Girls 1 tuổi gây bão BXH trở lại nhờ ca khúc 13 năm trước - Ảnh 1.

SeeYa nói về chuyện tan rã của nhóm trong quá khứ.

Khi hỏi về chuyện tan rã, Yeonji chia sẻ: "Ở thời điểm đó, mỗi chúng tôi đều có công việc riêng và cũng quảng bá rất nhiều nên không bao giờ mở lòng với nhau hay có những buổi nói chuyện sâu sắc. Chúng tôi ai cũng có sự lo âu nhưng lại không thể hiện những khó khăn của bản thân ra bên ngoài. Nếu chúng tôi chịu nói chuyện này sớm hơn thì tôi nghĩ các thành viên có thể hiểu nhau nhiều hơn".

Boram cho biết: "Thành thật mà nói thì chúng tôi đã chưa chín chắn và còn thiếu sót nhiều vào lúc đó. Vì có một hiểu lầm mà tôi đã không nhìn mặt Gyuri và sau 2 năm thì tôi lại hối hận về hành động của mình. Ước gì tôi trưởng thành hơn để nói chuyện rõ ràng với cô ấy. Cá nhân tôi rất biết ơn khi cô ấy đã vượt qua chuyện này và tiếp tục sống tốt".

Gyuri, thành viên rời nhóm năm 2009 rồi quay lại trong đợt quảng bá cuối cùng năm 2011, nói: "Khi nghĩ về bản thân hồi còn trẻ, người khác có thể dễ dàng nghĩ rằng chúng tôi rất hạnh phúc bởi vì rất được yêu mến, thắng hạng nhất và có nhiều người hâm mộ. Tuy nhiên trong độ tuổi 20 đó, chúng tôi vẫn còn là những đứa trẻ chỉ vừa mới bắt đầu sự nghiệp của mình. Việc tốt nhất mà tôi có thể làm vào thời điểm đó chính là rời nhóm".

Live "Love Greeting" – SeeYa ["Sugar Man 3" 21/2]

Qua chương trình, nhóm đã tranh thủ cơ hội tái hợp để hát lại những hit của mình ngày xưa khiến khán giả trong trường quay bồi hồi và xúc động. Sau đó, ca khúc "Love Greeting" (phát hành 2007) được nhóm biểu diễn lại bỗng "gây bão" BXH nhạc số tại Hàn Quốc khi đồng loạt lọt top 100 của 5 trang nhạc số thuộc iChart.

Lên TV kể lí do tan rã, nhóm nữ lớn hơn SNSD và Wonder Girls 1 tuổi gây bão BXH trở lại nhờ ca khúc 13 năm trước - Ảnh 3.

Ca khúc 13 năm trước được SeeYa thể hiện lại trong "Sugar Man 3" đã lội ngược dòng trên các trang nhạc số thuộc iChart.

Việc một ca khúc từ hơn chục năm dịch vụ biên dịch trước quay trở lại BXH là một điều hết sức hiếm hoi nhưng "Love Greeting" của SeeYa đã làm được. Điều này chứng tỏ ca khúc là một hit lớn trong quá khứ của nhóm mà rất nhiều người đã thuộc nằm lòng giai điệu cũng như lời ca của nó. Và khi bài hát ấy vang lên với sự góp giọng của chính chủ nhân nó, nhiều kí ức của khán giả ùa về khiến họ phải tìm nghe lại ca khúc này.

Nguồn tham khảo: SP, IC

Kwon Nara tỏa sáng giữa dàn cast với style thượng lưu, còn đeo khuyên tai giống Meghan Markle đây này!

Đảm nhận vai diễn Soo Ah trong hit truyền hình "Tầng Lớp Itaewon", Kwon Nara đang được coi là nữ phụ hot nhất màn ảnh xứ Hàn lúc này. Sức hút mạnh mẽ của Kwon Nara không chỉ đến từ diễn xuất thuyết phục mà nhan sắc cùng phong cách thời trang của cô nàng cũng có thể khiến vạn người "đổ" luôn từ cái nhìn đầu tiên.

Trong buổi họp báo thứ 2 của phim "Tầng Lớp Itaewon", Kwon Nara thực sự nổi bật và tỏa sáng giữa dàn cast với style siêu cấp sang trọng, khiến chúng ta dễ dàng liên tưởng tới hình ảnh của các Công nương Hoàng gia.

Kwon Nara tỏa sáng giữa dàn cast với style thượng lưu, còn đeo khuyên tai giống Meghan Markle đây này! - Ảnh 1.

Không đi theo style trẻ trung, cá tính như bạn diễn Kim Dami, Kwon Nara chọn dịch vụ biên dịch cho mình bộ suit váy tông màu trắng cực kỳ nữ tính, thanh lịch. Nét cổ điển của bộ suit váy còn mang đến cho nữ diễn viên vẻ ngoài sang trọng, quý phái tựa như một nữ nhân Hoàng tộc.

Kwon Nara tỏa sáng giữa dàn cast với style thượng lưu, còn đeo khuyên tai giống Meghan Markle đây này! - Ảnh 2.

Cũng không thể bỏ qua chi tiết nơ buộc nơi cổ áo đã phù phép cho cả tổng thể trang phục trở nên mềm mại, yêu kiều và hút mắt hơn.

Kwon Nara tỏa sáng giữa dàn cast với style thượng lưu, còn đeo khuyên tai giống Meghan Markle đây này! - Ảnh 3.

Bên cạnh đó, kiểu tóc lỡ vai, được chải chuốt vô cùng tươm tất cũng ăn nhập hoàn hảo với bộ cánh đậm chất quý tộc của nữ diễn viên.

Kwon Nara tỏa sáng giữa dàn cast với style thượng lưu, còn đeo khuyên tai giống Meghan Markle đây này! - Ảnh 4.

Thêm một điểm thú vị nữa ở tổng thể trang phục của ngôi sao "Tầng Lớp Itaewon", đó chính là đôi bông tai ngọc trai, đính điểm viên đá nhỏ lấp lánh giống đến 90% đôi khuyên tai mà Meghan Markle được Nữ hoàng ban tặng. Đúng là không hề quá lời khi nói, Kwon Nara của ngày hôm nay sang trọng và quý phái hệt như nữ nhân Hoàng tộc.

Kwon Nara tỏa sáng giữa dàn cast với style thượng lưu, còn đeo khuyên tai giống Meghan Markle đây này! - Ảnh 5.

Cận cảnh đôi khuyên tai của Meghan Markle.

Được V (BTS) cúi đầu chào, mỹ nam The Boyz “vỡ òa” sung sướng, bật chế độ fanboy khiến fan xuýt xoa vì quá đáng yêu

BTS hiện đang tiến hành quảng bá ca khúc "ON"  và họ đã xuất sắc nhận chiếc cúp đầu tiên trên show âm nhạc Music Bank (28/2). Đây là niềm vui lớn với BTS và ARMY, thế nhưng khoảnh khắc "gây bão" cộng đồng mạng không phải là giây phút ăn mừng của 7 chàng trai mà là màn tương tác giữa V và Younghoon – thành viên nhóm nhạc The Boyz kiêm fanboy "cứng" của anh.

Sau khi BTS nhận cúp, các thần tượng có mặt trên sân khấu lần lượt chào hỏi 7 anh chàng và rời đi để nhóm thực hiện ca khúc kết màn. Vì đứng gần V nên Younghoon đã lịch sự cúi chào và được mỹ nam BTS thân thiện đáp lại. Sau màn tương tác với thần tượng, anh chàng đã sung sướng đến vỡ òa, bật ngay "chế độ" fanboy khi không thể giấu nổi niềm hân hoan trên nét mặt.

Younghoon sung sướng sau khi được V chào đáp lễ

Khoảnh khắc kết màn của BTS tại Music Bank (28/2)

Khoảnh khắc sự chú ý của V "va" phải ánh mắt chàng tân binh đã khiến người hâm mộ 2 bên "thòng tim" vì quá đáng yêu. dịch vụ biên dịch Younghoon quả là fanboy may mắn khi được tiếp xúc gần gũi với thần tượng ở khoảng cách khiến bao người ghen tị.

Được V (BTS) cúi đầu chào, mỹ nam The Boyz “vỡ òa” sung sướng, bật chế độ fanboy khiến fan xuýt xoa vì quá đáng yêu - Ảnh 3.
Được V (BTS) cúi đầu chào, mỹ nam The Boyz “vỡ òa” sung sướng, bật chế độ fanboy khiến fan xuýt xoa vì quá đáng yêu - Ảnh 4.
Được V (BTS) cúi đầu chào, mỹ nam The Boyz “vỡ òa” sung sướng, bật chế độ fanboy khiến fan xuýt xoa vì quá đáng yêu - Ảnh 5.
Được V (BTS) cúi đầu chào, mỹ nam The Boyz “vỡ òa” sung sướng, bật chế độ fanboy khiến fan xuýt xoa vì quá đáng yêu - Ảnh 6.

Các fan hết lời khen ngợi màn tương tác dễ thương giữa V và Younghoon

Trước đó, Younghoon từng nhiều lần công khai thể hiện tình cảm dành cho V khi liệt kê anh là hình mẫu lý tưởng và thổ lộ niềm mong mỏi được gặp thần tượng. Biết thành viên The Boyz yêu mến mình, V còn tự tay tặng anh chú gấu bông TaTa thuộc bộ sưu tập BT21 khiến nam idol vô cùng vui sướng, luôn khư khư đem theo bên mình.

Được V (BTS) cúi đầu chào, mỹ nam The Boyz “vỡ òa” sung sướng, bật chế độ fanboy khiến fan xuýt xoa vì quá đáng yêu - Ảnh 7.

Younghoon say mê nhìn V khi cả 2 cùng tham gia 1 lễ trao giải...

Được V (BTS) cúi đầu chào, mỹ nam The Boyz “vỡ òa” sung sướng, bật chế độ fanboy khiến fan xuýt xoa vì quá đáng yêu - Ảnh 8.

... và sung sướng khi được chụp ảnh cùng thần tượng

Đi đâu chàng fanboy cũng ôm khư khư chú gấu bông thần tượng tặng mình

Nguồn tham khảo: FB

Hàn Quốc: Thêm 3 trường hợp thiệt mạng vì virus corona, tăng kỷ lục 571 người nhiễm mới trong ngày, tổng cộng 2337 người nhiễm bệnh

*Cập nhật 17:26: Hàn Quốc xác nhận thêm 3 trường hợp tử vong vì virus corona chủng mới. Cả 3 nạn nhân đều là nữ, trong độ tuổi 60 - 90, tử vong tại thành phố Daegu.

Nhà chức trách cho biết 2 trong số các nạn nhân mới nhất có kết quả dương tính với virus sau khi tử vong. Người còn lại xác nhận nhiễm vào ngày 23/2. Các chuyên gia hiện đang cố gắng xác định nguyên nhân chính xác gây ra cái chết của họ.

Tính đến thời điểm hiện tại, 16 trường hợp đã tử vong.

*Cập nhật 15:20: Yonhap đưa tin, Hàn Quốc xác nhận thêm 315 người dương tính với virus corona chủng mới (SARS-CoV-2). Tổng cộng trong ngày đã có 571 người nhiễm mới, vượt qua kỷ lục 505 người vào ngày 27/2.

Hơn 1/2 trong số 571 trường hợp nhiễm mới, 447 tại Daegu và 64 trường hợp ở tỉnh Bắc Gyeongsang - cũng là hai khu vực dịch bệnh bùng phát mạnh nhất. Tổng số ca nhiễm bệnh là 2337 người, 13 trường hợp tử vong.

Yonhap đưa tin ngày 28/2, Hàn Quốc tiếp tục ghi nhận 571 trường hợp nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2), nâng tổng số ca mắc Covid-19 tại đây lên hơn 2337 người (chính xác là 2022), tăng hơn gấp đôi chỉ sau 2 ngày (26/2 số người nhiễm chỉ mới hơn 1000).  Hơn 1/2 trong số người nhiễm mới có liên quan đến giáo phái Shincheonji tại thành phố Daegu, cách Seoul 300km, và hiện hơn 9000 tín đồ đã được đưa vào diện cách ly.

Cho đến thời điểm hiện tại, 16 người đã tử vong, trong đó 3 trường hợp mới nhất xảy ra trong ngày 28/2.  Cả 3 nạn nhân đều là nữ, trong độ tuổi 60 - 90, tử vong tại thành phố Daegu.

Nhà chức trách cho biết 2 trong số các nạn nhân mới nhất có kết quả dương tính với virus sau khi tử vong. Người còn lại xác nhận nhiễm vào ngày 23/2. Các chuyên gia hiện đang cố gắng xác định nguyên nhân chính xác gây ra cái chết của họ.  

Hàn Quốc: Thêm 3 trường hợp thiệt mạng vì virus corona, tăng kỷ lục 571 người nhiễm mới trong ngày, tổng cộng 2337 người nhiễm bệnh - Ảnh 2.

Các chuyên viên kiểm dịch tiến hành dịch vụ biên dịch tẩy trùng tại Seoul

Hàn Quốc xác nhận bệnh nhân đầu tiên nhiễm virus tại đây là một phụ nữ người Trung Quốc đến từ Vũ Hán vào ngày 20/1. Tuy nhiên, tốc độ lây lan của dịch bệnh đã không nghiêm trọng cho đến khi bệnh nhân số 31 - một người phụ nữ 61 tuổi tại Daegu xuất hiện vào ngày 18/2, có liên quan đến giáo phái Shincheonji.

Hơn 1/2 trong số 571 trường hợp nhiễm mới,447 tại Daegu, và 64 trường hợp ở tỉnh Bắc Gyeongsang - cũng là hai khu vực dịch bệnh bùng phát mạnh nhất. Tổng cộng, Daegu và Bắc Gyeongsang lần lượt có số ca nhiễm là 1313 và 394. Một số tỉnh và thành phố lớn khác cũng ghi nhận các ca nhiễm mới, như Seoul có thêm 6 trường hợp. Tổng cộng, Seoul đã có 62 ca lây nhiễm chủ yếu trong bệnh viện.

Daejeon và Busan lần lượt là 4 và 2 trường hợp. Gyeonggi có 4, và tỉnh Nam Gyeongsang có 3 người nhiễm mới.

Thứ trưởng bộ Y tế Hàn Quốc Kim Gang-lip cho biết, họ đã hoàn tất kiểm tra sơ bộ 1299 thành viên giáo phái Shincheonji có xuất hiện triệu chứng. Kết quả sẽ được trả về vào cuối tuần, và con số dự tính có thể "rất cao" - Kim thông báo.

Chính phủ Hàn Quốc cũng đã yêu cầu 1638 tín đồ giáo phái này phải tự cách ly do xuất hiện triệu chứng. Theo Kim Nam-joong - bác sĩ khoa phổi tại ĐH Y quốc gia Seoul, số lượng các trường hợp xác nhận lây nhiễm được dự đoán sẽ tăng lên. Dẫu vậy Kim cho biết trong thời gian tới, con số sẽ giảm xuống khi đỉnh dịch qua đi.

Kể từ khi nâng mức cảnh báo lên "báo động đỏ" - mức cao nhất vào ngày 23/2, các cơ quan Y tế Hàn Quốc đang cố gắng kìm hãm sự lây lan của virus tại Daegu - nơi được xem là trung tâm bùng phát dịch bệnh - và tỉnh Bắc Gyeongsang. Theo dự tính, số lượng lây nhiễm sẽ còn tăng hơn nữa trong những ngày tiếp theo, sau khi các chuyên gia quyết định sẽ xét nghiệm toàn bộ 210.000 thành viên của giáo phái Shincheonji.

Hiện tại, 26 trường hợp đã phục hồi - theo số liệu từ KCDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc). 24.751 người được xét nghiệm và đưa vào diện cách ly. Tổng cộng, gần 70.000 trường hợp đã được xét nghiệm, nhưng 44.167 cho kết quả âm tính.

Nguồn: Yonhap

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020

Chuyện 'cười ra nước mắt' ngày chống dịch

"Nhà mình ngoài đó đang có dịch, khách khứa trong này ít nhiều họ cũng lo lắng", ông thông gia người Quảng Bình trình bày qua điện thoại tối 18/2. Ông Chung nghe xong quay sang vợ, thở dài. Bà Hà cố gắng bào chữa "đấy là xã Sơn Lôi ở bên kia sông, xã Bá Hiến nhà tôi không ai bị cả".

Xã Bá Hiến quê bà, dù cùng huyện Bình Xuyên nhưng cách Sơn Lôi con sông Tranh, nghĩa là không nằm trong diện " cách ly " và cũng chưa ai công bố rằng Bá Hiến có dịch. Nhưng bà Hà vẫn khó thanh minh với người ngoại tỉnh, nhất là qua điện thoại. Sáng hôm sau, bà vẫn tìm lên trụ sở UBND xã Bá Hiến xin giấy xác nhận, vì thực tế, yêu cầu này đến từ chính quyền địa phương nhà trai.

"Giấy chứng nhận này không thuộc chuyên môn chính quyền xã", bà Hà hụt hẫng trước câu trả lời của ủy ban. Văn bản bà xin chưa từng tồn tại trong lịch sử hành chính xã. Tiễn bà Hà trước cửa phòng làm việc, vị lãnh đạo xã dặn dò "Đôi bên gia đình lựa, hạn chế đi lại, không thì đành nhà nào tổ chức nhà nấy".

"Biết thế này cưới luôn trước Tết cho rồi", ông Chung vò đầu trước "ngày vui" của con gái.

Lần đầu gả con gái đi xa, bà Hà phải lên uỷ ban xã xin xác nhận địa phương không có vấn đề gì. Ảnh: Ngọc Thành.

Lần đầu gả con gái đi xa, bà Hà phải lên uỷ ban xã xin xác nhận "địa phương không có vấn đề gì". Ảnh: Ngọc Thành.

Tháng 11/2019, con gái ông Chung kết thúc 5 năm du học Nhật Bản, trở về Việt Nam với dự định kết hôn với chàng trai quê Quảng Bình quen ở bên đó. Bảy ngày sau, lễ dạm ngõ được tổ chức, cô gái theo chồng đón cái Tết đầu tiên ở miền Trung. Hôn lễ phía nhà trai, theo kế hoạch, sẽ được tổ chức vào đầu tháng 3.

Gả con gái đầu lòng, bà Hà lo lắng nhiều, từ việc chọn đại diện họ hàng vào nhà trai, đến xếp xe, thuê tài xế hợp tuổi, lái tốt, mọi thứ đã sẵn sàng. Chỉ trừ dịch bệnh là nằm ngoài dự tính.

Bà Hà đã nghĩ đến trường hợp cô Biên dịch con gái 25 tuổi sẽ không có anh em họ hàng ở bên trong ngày xuất giá. "Ông bà cứ phải vào với các con. Còn chuyện sau đó tính tiếp", thông gia trấn an bà Hà sau khi biết không có giấy xác nhận.

Hết cách, bà đành giảm số người nhà gái, từ 10 người xuống còn 4, gồm vợ chồng và ông nội, ông ngoại. Thứ hai tuần sau, vợ chồng bà Hà cùng với các thành viên đã được chọn sẽ đi xuống huyện khám, xin xác nhận sức khoẻ bình thường trong mười ngày qua. Bà cũng đã nghĩ tới quãng đường gần 600 km sắp di chuyển, nghĩ tới việc thuê một ôtô biển số 29 - Hà Nội, thay vì biển 88 - Vĩnh Phúc. "Chúng tôi không giấu giếm gì cả, nhưng không muốn mọi người phải lo lắng không cần thiết", bà chia sẻ.

Đám cưới tổ chức ở nhà gái (tại Vĩnh Phúc) sẽ hoãn lại, chưa in thiệp mời, chưa đặt cỗ cưới. "Bao giờ hết dịch sẽ tổ chức, không thì cứ bình tĩnh chờ". Bà Hà nghĩ. Dịch corona đã khiến quá nhiều dự tính trong năm của nhà bà gặp khó khăn, sáu phòng karaoke gia đình đang kinh doanh tốt nay đã đóng cửa. Mà không riêng gia đình bà, nhà hàng xóm có con gái cưới vào cuối tháng ba cũng hoãn lại chờ hết dịch.

Ông Tuấn cùng với hơn 10.600 người dân xã Sơn Lôi đều nằm trong vòng phong toả 20 ngày. Ảnh: Ngọc Thành.

Ông Tuấn cùng với hơn 10.600 người dân xã Sơn Lôi đều nằm trong vòng "phong toả" 20 ngày. Ảnh: Ngọc Thành.

Ở xã Sơn Lôi bên kia sông , gần mười ngày nay, thay vì ngồi văn phòng hoặc đi các xã, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó ban Tuyên giáo Huyện uỷ Bình Xuyên trở thành "đặc phái viên" bất đắc dĩ của huyện ủy ở ngay giữa vùng cách ly.

Gia đình năm người gồm ông Tuấn và vợ, hai đứa trẻ con và bà ngoại đang sống trong vòng cách ly 20 ngày khi Sơn Lôi bị phong toả.

Trước ngày Bộ Y tế thông tin chính thức về ba ca nhiễm nCoV, gia đình ông Tuấn cũng như hàng nghìn người Sơn Lôi khác vẫn đi thăm họ hàng, chúc Tết mà không biết mình sẽ bị gắn định danh "người dân vùng dịch". Khi thông tin được công bố chiều 30/1, ông liền dặn người nhà hạn chế đến nơi đông người, cũng tránh gặp bạn bè ở nơi khác. Dự định về quê nội ở huyện Sông Lô dự đám cưới người cháu họ cũng hoãn, vì "đi đâu bây giờ cũng không tiện dù mình không bị nhiễm bệnh".

Tối 12/2, ông Tuấn nhận được điện thoại từ lãnh đạo thông báo ngày mai có thể "làm việc ở nhà" bởi các lực lượng chức năng sẽ bắt đầu lập chốt.

Ông Tuấn dặn vợ mua thêm thịt cá bỏ tủ lạnh, muối dưa cà để chuẩn bị cho những ngày "nội bất xuất" khỏi Sơn Lôi. Thi thoảng, ông ra đầu làng nhận tiếp tế từ bố vợ ở Vĩnh Yên, khi con gà, lúc mớ rau, hoặc nhận xăng do người giao hàng mang tới để đi lại trong làng. Công việc hoặc tin tức ở Sơn Lôi đều được ông cập nhật về huyện qua email hoặc điện thoại.

Hoạt động giao thương với người ngoài và người Sơn Lôi giờ đều diễn ra qua barie, có sự kiểm soát của lực lượng chức năng. Ảnh: Ngọc Thành.

Hoạt động giao thương với người ngoài và người Sơn Lôi giờ đều diễn ra qua barie, có sự kiểm soát của lực lượng chức năng. Ảnh: Ngọc Thành.

Mọi sinh hoạt của hơn 10.600 người dân của sáu thôn trong xã Sơn Lôi gói gọn sau 12 thanh barie của các chốt kiểm dịch. Ông Tuấn thấy "bó chân, bó tay" trong những ngày đầu cách ly, nhưng rồi tự điều chỉnh cách tiếp cận, bởi coi như mình đang dưới địa bàn, trực tiếp chống dịch và có thông tin gì sẽ cập nhật về huyện.

"Cách Sơn Lôi đến 30 km nhưng vẫn là người Vĩnh Phúc" , chị Tạ Thị Lương sống ở Tam Đảo kể về trải nghiệm bị mặc định là "người dân đến từ nơi có dịch".

Tuần trước, anh em chị Lương đi đền Bảo Hà (Lào Cai) và rủ nhau công đức một ít tiền sau lễ bái dâng hương. Người viết phiếu tươi cười trông xấp tiền, hỏi chị quê ở đâu để còn ghi danh. Nhưng vẻ đon đả không còn khi nghe "bọn em đến từ Vĩnh Phúc". Họ nhận tiền, ghi phiếu rồi lấy tay điều chỉnh khẩu trang trên mặt, không nói gì. Từ giây phút đó trên hành trình du xuân, Lương hạn chế nói ra quê quán của mình.

Trước đó tại cuộc họp báo ngày 14/2, ông Lê Duy Thành, Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc nói tỉnh đã triển khai đồng bộ, nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống dịch. "Vĩnh Phúc sẽ không để dịch lây lan ra ngoài", ông khẳng định và nói thêm, người dân tỉnh Vĩnh Phúc không nằm trong diện cách ly, mà Vĩnh Phúc chỉ có vùng cách ly là xã Sơn Lôi. Do vậy, tổ chức và cá nhân nào cách ly người dân tỉnh Vĩnh Phúc không theo hướng dẫn của Bộ Y tế là vi phạm pháp luật.

Ông Bùi Huy Vĩnh, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc, cũng lấy làm tiếc vì thời gian qua một số cá nhân chia sẻ thông tin về dịch bệnh tại Vĩnh Phúc không chính xác, đầy đủ, không chia sẻ tình cảm với người dân Vĩnh Phúc lúc này. Vì vậy, ông mong muốn truyền đi thông điệp khách quan, chính xác để mọi người hiểu đúng về tình hình dịch bệnh và không có sự kỳ thị với người dân Vĩnh Phúc.

Thanh Lam - Hoàng Phương

*Một số nhân vật đã được đổi tên

Danh sách 11 trường Đại học được Bộ Y tế yêu cầu đi học lại từ 2/3

Cụ thể trong chuyến thăm cán bộ ngành y tại TP.HCM vào chiều ngày 21/2, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn - phó trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Biên dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới (Covid-19) gây ra, cho biết đã yêu cầu hiệu trưởng các trường đại học trực thuộc bộ chuẩn bị các phương án để đón sinh viên học lại từ ngày 2/3.

Để chủ động đón sinh viên trở lại giảng đường, Bộ Y tế đã chỉ đạo các trường phải vệ sinh, khử trùng tất cả các giảng đường. Bộ cũng không khuyến khích sinh viên ngành y mang khẩu trang vào giảng đường, phải biết sử dụng khẩu trang đúng lúc, đúng chỗ và đúng phương pháp.

Danh sách 11 trường Đại học được Bộ Y tế yêu cầu đi học lại từ 2/3 - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn.

Lý giải về việc cho sinh viên các trường trực thuộc trở lại học sớm, Thứ trưởng chia sẻ với báo VietnamNet: Bộ yêu cầu sinh viên trường y trở lại giảng đường sớm là do việc giáo dục, tuyên truyền về tự bảo vệ bản thân cho sinh viên ngành y cũng dễ dàng, thuận lợi hơn. 

Bộ Y tế chỉ đề xuất việc cho học sinh trở lại học đối với các trường thuộc phạm vi bộ quản lý, riêng với những trường đại học khác trực thuộc các bộ, ngành khác có thể căn cứ vào đề xuất của Bộ Y tế để cân nhắc việc cho sinh viên đi học lại.

Cũng chia sẻ với VietnamNet, ông Sơn cho biết Bộ Y tế tôn trọng ý kiến các địa phương về  đề xuất cho học sinh nghỉ đến hết tháng 3: " Việc đề xuất căn cứ vào tình hình phòng, chống dịch và cách ly tại địa phương. Căn cứ vào việc chuẩn bị các trang, thiết bị phòng, chống bệnh khi cho học sinh đi học trở lại. Do đó, quyết định cho học sinh nghỉ hay trở lại trường thì Chủ tịch UBND các địa phương mới là người quyết định ".

Danh sách các trường đại học trực thuộc Bộ Y tế:

Trường Đại học Y Hà Nội;

Trường Đại học Dược Hà Nội;

Đại học Y dược TP.HCM;

Trường Đại học Y dược Hải Phòng;

Trường Đại học Y dược Thái Bình;

Trường Đại học Y dược Cần Thơ;

Trường Đại học Y tế công cộng;

Trường Đại học điều dưỡng Nam Định;

Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam;

Trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương;

Trường Đại học Kỹ thuật y dược Đà Nẵng.

Câu chuyện làm lại cuộc đời từ con số 0 của cậu thiếu niên được giải cứu khỏi giáo phái tận thế khét tiếng nhất nước Úc

Ngày 14/8/1987, cảnh sát Úc tìm thấy 7 đứa trẻ mặc đồng phục, tóc nhuộm vàng và cắt ngắn; đứng tập trung trên khu đất khoảng 5 mẫu ven hồ Eildon. Chúng đang tập bài yoga buổi sáng, hoàn toàn bị vây lấy bởi hàng rào kẽm gai và những tán cây dày đặc.

Câu chuyện làm lại cuộc đời từ con số 0 của cậu thiếu niên được giải cứu khỏi giáo phái tận thế khét tiếng nhất nước Úc - Ảnh 1.

Những đứa trẻ trong giáo phái "The Family"

Cảnh sát xông vào, khiến bọn trẻ bàng hoàng vì tiếng động mạnh phía cầu thang. Đám trẻ nhanh chóng được đưa đi khỏi căn nhà u ám. Sự kiện này khiến Ben Shenton, 15 tuổi - một trong những nạn nhân - mất thời gian dài mới có thể lý giải được. 

Trước đó, thế giới của cậu được định hình bởi Anne Hamilton-Byrne - một phụ nữ rạng rỡ làm nghề huấn luyện viên yoga. Nhưng cảnh sát tin chắc đằng sau vỏ bọc đó, Anne đã kết nạp hàng loạt tín đồ vào dị giáo The Family (Gia Đình). Nhiều nạn nhân bị thuyết phục rằng bà ta chính là hóa thân của Chúa - có trách nhiệm dẫn dắt những người sống sót sau ngày tận thế đang đến gần!

Giáo phái mang tên "Gia đình" nhưng hủy hoại cuộc đời con trẻ, bạo hành thể xác lẫn tinh thần

Ben và những đứa trẻ khác xem Anne như mẹ của mình. Bà dạy chúng tránh xa khỏi người ngoài bằng cách tuân thủ giáo điều "Không thấy, Không nghe, Không biết".  "Nếu lỡ có tiếp xúc với người ngoài, chúng tôi sẽ bị kiểm tra xem có tiết lộ chuyện cơ mật gì hay không" - Ben nhớ lại.

Câu chuyện làm lại cuộc đời từ con số 0 của cậu thiếu niên được giải cứu khỏi giáo phái tận thế khét tiếng nhất nước Úc - Ảnh 2.

Anne - nữ huấn luyện viên yoga sành điệu nhưng cất giấc một tâm hồn "ác quỷ"

Những tòng phạm với Anne được gọi là "dì". Các dì sẽ giúp trông chừng lũ trẻ. Tất cả họ đều thức dậy lúc 5 giờ sáng trong phòng ký túc xá và tuân theo lịch trình bất biến: tập yoga, ngồi thiền, học bài, tập yoga, ngồi thiền, làm bài rồi đi ngủ. Mặc dù chỉ có vài đứa trẻ được cảnh sát giải cứu năm 1987, từng có thời điểm dị giáo The Family quy tụ hơn 28 môn sinh.

Tuy quản lý The Family bằng những thủ đoạn tàn nhẫn và tinh vi nhưng Anne vẫn để lộ sơ hở. M ột đứa trẻ tên Sarah bị đuổi khỏi giáo phái do có hành vi nổi loạn. Với sự hỗ trợ của thám tử tư, Sarah đã đóng vai trò lớn trong việc khiến cảnh sát chú ý rồi mở cuộc đột kích vào ngôi nhà của dị giáo.

Câu chuyện làm lại cuộc đời từ con số 0 của cậu thiếu niên được giải cứu khỏi giáo phái tận thế khét tiếng nhất nước Úc - Ảnh 3.

Từng có một giáo phái bí mật quanh hồ Eildon này (Ảnh: Getty)

Mặc dù có tên là "Gia đình", giáo phái của Anne không có đặc điểm nào giống vậy.  Lũ trẻ bị bắt ăn uống kiêng khem và thường xuyên chịu trừng phạt. Các "dì" tra tấn chúng bằng nước, đánh roi, cho nhịn đói vài ngày hay ép hơ ngón tay trên nến; trong khi đó, Anne trực tiếp đánh đập bọn trẻ bằng giày cao gót. "Chứng kiến những cảnh tượng như vậy là đủ để gây ra những vết sẹo vĩnh viễn trong tâm hồn" - Ben nói. Bầu cảm xúc bao quanh ngôi nhà là "một nỗi sợ trần trụi". 

Thời khắc tự do hiếm hoi mà lũ trẻ có được là khi vào thư viện. Ben đọc về các trại tập trung thời Thế chiến II và nhận ra sự tương đồng giữa biện pháp giam cầm đó với cuộc sống của cậu.

Tuy nhiên sống lâu trong cái khổ, bọn trẻ không hề có ý định phản kháng. Giống như Ben sau này đã chiêm nghiệm: "Khi họ tạo ra một thực tế duy nhất cho những đứa trẻ, chúng tôi không có căn cứ gì để so sánh. Không có một thế giới quan nào khác để kiểm chứng". May thay, cuộc đời luẩn quẩn, tù tội và khổ sở cuối cùng đã được cảnh sát giải cứu.

Câu chuyện làm lại cuộc đời từ con số 0 của cậu thiếu niên được giải cứu khỏi giáo phái tận thế khét tiếng nhất nước Úc - Ảnh 4.

Ben Shenton đứng bên phải, hàng trên

Nằm trên giường vào đêm đầu tiên rời khỏi hồ Eildon, Ben suy ngẫm về những điều đã nói với cảnh sát. Liệu cậu có lỡ thốt ra điều gì gây rắc rối cho mình? Chợt cậu nhận ra rằng: sao cũng được, cậu không cần phải trở về với Anne nữa!  "Lần đầu tiên trong cuộc đời, tôi nhận thức là mình tự do" - Ben nói.

Một thế giới khác, và hành trình "tái sinh" từ năm 15 tuổi của Ben Shenton

Ben hiểu rằng mẹ của cậu không phải là Anne. Mẹ của cậu là Bà-Dì-Đáng-Ghét trong giáo phái tên là Joy (Niềm vui). Những đứa trẻ khác cũng chẳng phải là anh em, hầu hết là con của các "dì" trong giáo phái hay trẻ mồ côi. Và dĩ nhiên, sự thật rõ ràng nhất chính là Anne không phải hiện thân của Chúa và cũng chẳng có ngày tận thế nào cả.

"Lúc đó tôi đã tự nghĩ rất nhiều: Thế giới này, thế giới mà tôi đang sống, luật lệ của nó như thế nào? Tôi có vai trò gì ở đây?" - Ben trăn trở.

Câu chuyện làm lại cuộc đời từ con số 0 của cậu thiếu niên được giải cứu khỏi giáo phái tận thế khét tiếng nhất nước Úc - Ảnh 5.

Ben ngay sau khi được giải thoát khỏi dị giáo giam cầm cậu suốt 15 năm

Ở trường học, cậu vật lộn để hòa hợp. Khi một trong 3 anh chàng "xịn" nhất cố kéo cậu vào nhóm bạn của mình, Ben lùi lại. Tất cả những đứa trẻ từng ở trong dị giáo The Family đều có dấu hiệu né tránh và không thích kết bạn.

Nhưng cứ như vậy thì rất khó để Ben hòa vào môi trường mới. Cậu chua chát nghĩ: "Một khi kết bạn với ai đó, bạn phải có xuất thân tương đồng hay có cùng mối quan tâm. Tôi chẳng tìm thấy điểm chung với ai cả". 

Ben từng có dấu hiệu trầm cảm và nuôi ý định tự sát, và đột nhiên "bùng nổ" vào đêm cắm trại năm 1988. Cậu òa khóc khi giáo viên đến bên cạnh, nhưng thầy/cô đã trấn an cậu: "Phải từ từ thôi. Em sẽ học được cách tìm thấy sự liên quan với những người khác. Bọn họ đã biết nhau từ trước. Họ vốn cởi mở, nhưng em cần phải nỗ lực học chuyện đó".

Ben ghi nhớ lời khuyên. Cậu học cách mọi người hành xử, phân tích hệ quả do hành động của họ mang lại và đưa ra những kiến giải. Cùng lúc, Ben rời khỏi trại mồ côi và đến gia đình nhận nuôi. Cậu dần cảm thấy một mái ấm mà mình thuộc về trên thế giới này - một thế giới từng bị Anne tước đoạt. Cuối cùng, Ben đã có thể kết hôn, xin việc ở IBM và làm ở đó suốt 22 năm nay. Đến hiện tại, hai người con của Ben cũng tròn 18, 20 tuổi.

Câu chuyện làm lại cuộc đời từ con số 0 của cậu thiếu niên được giải cứu khỏi giáo phái tận thế khét tiếng nhất nước Úc - Ảnh 6.

Ben thời ở trung học

Trong suốt quá trình "tái hòa nhập", Ben ngày càng thân thiết với bà ngoại - người thường xuyên ghé nhà bố mẹ nuôi để thăm cậu. Còn mẹ cậu - Joy - đã ra nước ngoài sinh sống. Năm 2006, Ben vô tình gặp lại mẹ ở nhà bà ngoại.  "Đừng bao giờ xuất hiện ở nhà tao. Tao sẽ đóng sầm cửa trước mũi mày đấy" - Joy nói thẳng.

Tuy nhiên Ben vẫn sẵn lòng tha thứ cho mẹ sau hai thập kỷ xa cách. "Bà ấy đã thề thốt với Biên dịch Anne là không giữ bất kỳ liên hệ nào với tôi. Nhưng không có nghĩa rằng bà ấy không quan tâm hay khát khao được yêu thương".

Về phần Anne, bà ta và chồng   trốn ra nước ngoài trong 6 năm, bị FBI bắt vào tháng 6/1993 ở New York. Kế đó, hai vợ chồng bị dẫn độ về Úc và bị buộc tội âm mưu lừa gạt, khai man khi đăng ký khai sinh ba đứa trẻ không có quan hệ huyết thống là con ruột. Họ  nhận tội khai man và bị phạt 10.000 USD, các tội danh khác không đủ bằng chứng cấu thành. Anne qua đời hồi tháng 6 ở tuổi 97, sau một thời gian mắc bệnh đãng trí. Tính đến nay, bà ta là một trong những thủ lĩnh giáo phái khét tiếng nhất lịch sử tội phạm nước Úc.

"Nhìn thấy Anne thốt ra những lời dối trá, duy trì chúng và hủy hoại cuộc đời của nhiều đứa trẻ... Tôi không thể nào tha thứ cho bà ta" - Ben nói. Tuy nhiên anh vẫn muốn hướng về tương lai thay vì chôn vùi bản thân trong bóng ma quá khứ. 

Anne và chồng hầu tòa ở Úc năm 1993 (ảnh trái) và nữ thủ lĩnh dị giáo khét tiếng lúc về già (Ảnh: Getty, News)

Nhìn lại những nạn nhân ngày nào với những thương tổn khó lành - cả về thể xác lẫn tinh thần; Ben tự nhận mình may mắn khi có công việc ổn định, một mái ấm bình thường và giản dị...

Ben Shenton giờ đã 47 tuổi, điều hành một tổ chức tên là Cứu Gia đình, chia sẻ những bài học rút ra từ trải nghiệm của mình. Bằng cách nêu bật những phương pháp tiêu cực thường được sử dụng để nuôi dạy trẻ em, Ben hy vọng sẽ bảo vệ được thế hệ tương lai khỏi nghiện ngập và trầm cảm. "Mục tiêu của tôi là giải thích cho mọi người mục đích của một gia đình là gì" - Ben nói.

"Tôi luôn nhớ về từng sự kiện đã xảy ra và ngẫm nghĩ tại sao chúng lại xảy ra. Mọi thứ đều có mục đích nhất định. Dù sao đi nữa, tôi lấy thước đo quan điểm của mình dựa trên thế giới thực tại" , thay vì một thế giới tàn bạo và hư ảo do Anne Hamilton-Byrne dựng nên. 

(Theo BBC - Ảnh: BBC, Getty)

Hàn Quốc: Thêm 1 người tử vong, số người nhiễm virus corona tăng hơn gấp đôi chỉ sau 1 ngày nhưng dân Seoul vẫn bất chấp đi biểu tình

Sau thông tin 142 trường hợp xác nhận nhiễm virus corona (Covid-19) vào sáng ngày 22/2 thì vào buổi chiều, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc mới tiếp tục xác nhận thêm 87 ca dương tính với virus chủng mới, nâng tổng số người nhiễm bệnh trong ngày lên 229 trên phạm vi toàn quốc. Tính đến thời điểm hiện tại, Hàn Quốc đã có 433 trường hợp nhiễm virus Covid-19, tăng hơn gấp 2 lần Biên dịch chỉ sau 1 ngày.

Theo thông tin mới cập nhật, Hàn Quốc đã xuất hiện trường hợp tử vong thứ 3 vì virus corona chủng mới. Cụ thể theo Naver, bệnh nhân là nam, 40 tuổi được tìm thấy trong tình trạng tử vong tại nhà riêng và xác nhận đã nhiễm virus corona chủng mới.

Trong những ngày gần đây, số người nhiễm Covid-19 tại Hàn Quốc đang gia tăng với tốc độ rất nhanh, với phần lớn đến từ một bệnh viện phía đông nam của hạt Cheongdo, và từ giáo phái ở nhà thờ Shincheonji của thành phố Daegu. Cả 2 khu vực này chiếm tới 80% tổng số trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận.

Hàn Quốc: Thêm 1 người tử vong, số người nhiễm virus corona tăng hơn gấp đôi chỉ sau 1 ngày nhưng dân Seoul vẫn bất chấp đi biểu tình - Ảnh 1.

Hiện tại, toàn bộ 2,5 triệu cư dân tại thành phố Daegu đã được yêu cầu ở yên trong nhà và không rời khỏi nơi cư trú. Cả Daegu và Cheongdo đã được xác định là "khu vực kiểm soát đặc biệt" trong ngày 21/2.

Trong 229 trường hợp nhiễm mới, 95 từ bệnh viện Daenam của Cheongdo. KCDC cho biết, đây cũng chính là nơi ghi nhận trường hợp đầu tiên tử vong vì virus Covid-19. Nạn nhân là nam giới, qua đời vì viêm phổi vào ngày 19/2. Đến ngày 21, một bệnh nhân khác được chuyển từ bệnh viện Daenam tới Busan cũng đã tử vong, với nguyên nhân xác định do virus chủng mới.

Tổng cộng bệnh viện Daenam chịu trách nhiệm cho 114 trường hợp nhiễm virus - bao gồm 9 nhân viên y tế và 102 bệnh nhân. Tất cả đều đã được cách ly, nhằm tránh khả năng lan truyền dịch bệnh.

Hàn Quốc: Thêm 1 người tử vong, số người nhiễm virus corona tăng hơn gấp đôi chỉ sau 1 ngày nhưng dân Seoul vẫn bất chấp đi biểu tình - Ảnh 2.

Nhân viên y tế thực hiện khử trùng phương tiện công cộng tại Seoul

62 trong số các ca nhiễm mới ngày 22/2 được xác nhận có liên quan đến giáo phái Shincheonji tại Daegu - thành phố lớn thứ 4 của Hàn Quốc. Tổng cộng, số người được xác nhận nhiễm virus từ giáo phái này đã lên tới con số 231, và hơn 9300 thành viên của giáo phái đang được yêu cầu tự cách ly. Trong số đó, chỉ 544 người xuất hiện triệu chứng được đưa đi xét nghiệm.

Nguyên nhân khiến virus bùng nổ tại giáo phái này được cho là vì bệnh nhân số 31 - một người phụ nữ 61 tuổi dương tính với Covid-19. Người này ban đầu được nhận định là trường hợp "siêu lây nhiễm", tuy nhiên, các cơ quan y tế cũng lưu ý rằng chúng ta chưa thể chắc chắn mầm bệnh thực sự bắt đầu từ bà.

*Tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc đang có chuyển biến phức tạp. Theo dõi thêm tại đây.

Biểu tình tại Seoul

Trước bối cảnh dịch bệnh đang lây lan nhanh, thành phố Seoul ra quyết định cấm các cuộc biểu tình được tổ chức trong thời gian này. Tuy nhiên trong ngày 22/2, một cuộc biểu tình xảy ra tại quảng trường Gwanghwamun, bất chấp thời tiết lạnh buốt bởi mưa phùn và gió mạnh.

Hàn Quốc: Thêm 1 người tử vong, số người nhiễm virus corona tăng hơn gấp đôi chỉ sau 1 ngày nhưng dân Seoul vẫn bất chấp đi biểu tình - Ảnh 3.

Hình ảnh cuộc biểu tình tại quảng trường Gwanghwamun - Seoul ngày 22/2

Theo Naver News ghi nhận, một nhóm người tụ tập để phản đối quyết định... cấm biểu tình của thành phố, bất chấp việc thị trưởng Park Won-Soon đứng ra kêu gọi giải tán. Việc này khiến nhiều người tỏ ra lo ngại, bởi "càng nhiều người tụ tập, nguy cơ lây lan càng lớn. Tất cả các sự kiện tập trung đông đang bị hủy, họ không hiểu sao?" - trích lời một người dân.

Nguồn: Yonhap