Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

Thủ tướng ban hành Chỉ thị số 19, tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới

Chỉ thị nêu rõ:

Dịch bệnh COVID-19 đã lan rộng trên toàn thế giới, làm hàng triệu người mắc, hàng trăm ngàn người tử vong, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn cầu. Sau 3 tuần thực hiện cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, cả nước đã phát hiện và xử lý kịp thời các ổ dịch, tiếp tục kiểm soát, hạn chế tốc độ lây nhiễm trong cộng đồng, điều trị khỏi đa số người mắc và chưa có trường hợp tử vong. Tuy nhiên, dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, nguy cơ bùng phát vẫn ở mức cao, ảnh hưởng xấu đến kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân.

Nhằm thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, đồng thời khởi động lại và tiếp tục phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh và ổn định xã hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm các quan điểm, nguyên tắc, phương châm:

a) Thống nhất nhận thức và hành động, quán triệt sâu sắc quan điểm “chống dịch như chống giặc”, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và mọi người dân, đề cao kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của người đứng đầu, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời thực hiện mục tiêu tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm với sự quản lý cụ thể của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với các điều kiện cụ thể;

b) Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch;

c) Kiên định thực hiện các nguyên tắc phòng, chống dịch: ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch đồng thời với việc làm tốt công tác điều trị, hạn chế thấp nhất người tử vong; phương châm “4 tại chỗ”, tuyệt đối không lơ là, chủ quan;

d) Được nới lỏng các biện pháp hạn chế để phục vụ phòng, chống dịch đã thực hiện phù hợp với diễn biến dịch bệnh; khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội trên cơ sở bảo đảm kiểm soát tốt dịch bệnh, nhất là tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị lớn.

2. Các Bộ, cơ quan liên quan, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chỉ đạo thực hiện các biện pháp:

a) Người dân thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; đeo khẩu trang khi ra ngoài; giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc; không tập trung đông người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện;

b) Tiếp tục dừng các hoạt động lễ hội, dịch thuật nghi lễ tôn giáo, giải đấu thể thao, sự kiện có tập trung đông người tại nơi công cộng, sân vận động và các sự kiện lớn chưa cần thiết.

c) Tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu (khu vui chơi, giải trí, cơ sở làm đẹp, karaoke, mát-xa, quán bar, vũ trường…) và các cơ sở kinh doanh dịch vụ khác theo quyết định hoặc chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

d) Các cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ (bán buôn, bán lẻ, xổ số kiến thiết, khách sạn, cơ sở lưu trí, nhà hàng, quán ăn…) trừ các cơ sở nêu tại điểm c mục 2 trên đây, khu tập luyện thể thao, khu di tích, danh lam thắng cảnh được hoạt động trở lại nhưng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch như: Trang bị phòng hộ cho nhân viên, đo thân nhiệt khách đến; bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư để rửa tay, sát khuẩn tại cơ sở và bảo đảm giãn cách khi tiếp xúc.

đ) Hoạt động vận chuyển hành khách công cộng liên tỉnh, nội tỉnh được hoạt động trở lại, nhưng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải như: hành khách và lái xe phải đeo khẩu trang, bố trí đầy đủ phương tiện, xà phòng, dung dịch sát khuẩn để rửa tay cho hành khách.

Riêng đối với vận chuyển hành khách bằng đường hàng không, áp dụng các biện pháp phù hợp đặc thù ngành hàng không, bảo đảm an toàn cho hành khách, ngăn ngừa lây nhiễm dịch bệnh.

e) Giảm, giãn số học sinh trong phòng học, bố trí lệch giờ học, ăn trưa, sinh hoạt tập thể bảo đảm không tập trung đông người; thực hiện khử trùng, vệ sinh lớp học; kết hợp học trực tuyến, thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho học sinh.

g) Nhà máy, cơ sở sản xuất tiếp tục hoạt động và phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch cho công nhân, người lao động.

h) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở chịu trách nhiệm xây dựng phương án làm việc cho cơ quan đơn vị một cách phù hợp bảo đảm an toàn cho cán bộ, nhân viên; không tổ chức các cuộc họp, hội nghị đông người chưa cần thiết, không để đình trệ công việc nhất là các công việc có thời hạn, thời hiệu theo quy định của pháp luật, các dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Đối với các sự kiện phục vụ mục đích chính trị, kinh tế, xã hội thực sự cần thiết phải tổ chức thì do cấp ủy, chính quyền địa phương quyết định và thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm như: đeo khẩu trang, sát trùng tay, ngồi giãn cách; thực hiện giám sát về y tế; không tổ chức liên hoan, tiệc mừng.

3. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định mức nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh đối với từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo đề xuất của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.

4. Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ngoài chỉ đạo thực hiện các biện pháp quy định tại mục 2 nêu trên, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tương ứng với các mức nguy cơ, bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, địa bàn có nguy cơ cao tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

b) Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nguy cơ:

- Khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà nếu không cần thiết và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

- Không tập trung quá 20 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách tối thiểu 01m khi tiếp xúc.

c) Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có mức nguy cơ thấp:

- Tuyên truyền, vận động người dân không ra khỏi nhà nếu không cần thiết và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

- Không tập trung quá 30 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách tối thiểu 01m khi tiếp xúc.

d) Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan xác định phạm vi khu vực nguy cơ cao trên địa bàn và chỉ đạo thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

5. Bộ Y tế tập trung chỉ đạo:

a) Kịp thời phát hiện, cách ly, khoanh vùng, xử lý triệt để các ổ dịch; ứng dụng công nghệ thông tin để tìm kiếm, xác định các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm.

b) Tổ chức phân luồng, phân tuyến điều trị hợp lý ngay từ khâu tiếp đón bệnh nhân, phòng ngừa lây nhiễm tại các cơ sở y tế, bảo đảm an toàn đối với cán bộ y tế, người tham gia phòng, chống dịch, người cao tuổi, người có bệnh lý nền, các đối tượng yếu thế.

c) Hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phương tiện vận tải.

6. Các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao tiếp tục chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm việc hạn chế nhập cảnh; kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh; tất cả các trường hợp được nhập cảnh phải thực hiện cách ly theo quy định.

7. Các Bộ: Quốc phòng, Y tế, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan tiếp tục tổ chức tốt việc thực hiện cách ly, cải thiện điều kiện sinh hoạt tại các cơ sở cách ly tập trung.

8. Các Bộ, cơ quan ngang bộ hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch, bảo đảm an toàn tại các cơ sở và hoạt động thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý.

9. Các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Công Thương, Văn phòng Chính phủ chỉ đạo thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong khám bệnh, chữa bệnh, làm việc, học tập trực tuyến, thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt và thực hiện các thủ tục hành chính, dịch vụ công, thúc đẩy xây dựng Chính phủ điện tử và kinh tế số.

10. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh và phát triển kinh tế xã hội; tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm hoặc có hành vi vi phạm quy định phòng, chống dịch, kể cả xử lý hình sự (nếu có).

11. Các Bộ, cơ quan liên quan, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, trong đó:

a) Bộ Công Thương, các bộ, ngành liên quan tập trung, khẩn trương thúc đẩy việc ký kết các hợp đồng xuất khẩu với các nước EVFTA; chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết, hàng hóa, nhất là các hàng hóa có lợi thế và tiềm năng xuất khẩu để triển khai ngay sau khi các nước dỡ bỏ phong tỏa, mở cửa trở lại.

b) Tiếp tục rà soát, bảo đảm nguồn cung và vận chuyển, cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất, xuất khẩu.

c) Thúc đẩy phát triển thị trường nội địa, có các biện pháp kích cầu, đẩy mạnh tiêu dùng, nhất là thương mại điện tử, hệ thống bán lẻ, đảm bảo đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân trong mọi tình huống; dần từng bước mở lại du lịch nội địa.

d) Chủ động nghiên cứu, xây dựng phương án khởi động lại các hoạt động kinh tế - xã hội, đảm bảo nguyên tắc an toàn phòng, chống dịch.

12. Các Bộ: Lao động – Thương binh và Xã hội, Tài chính, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương triển khai thực hiện các biện pháp bảo đảm an sinh xã hội theo đúng Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 đảm bảo kịp thời, công khai, minh bạch, đúng đối tượng.

13. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể phối hợp với chính quyền các cấp tăng cường vận động nhân dân nâng cao ý thức tự giác, tích cực tham gia phòng, chống dịch.

14. Yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức đơn vị, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm Chỉ thị này.

Phan Mạnh Quỳnh bị bạn gái "đột nhập" Facebook để kể xấu: Lúc tán tỉnh nhiệt tình, khi yêu thì tưởng bị ba mẹ bắt ép?

Chuyện tình kéo dài gần 4 năm của  Phan Mạnh Quỳnh  và bạn gái Khánh Vy vẫn luôn nhận được sự ủng hộ từ công chúng. Không chỉ thường xuyên xuất hiện cùng nhau, thoải mái công khai thể hiện tình cảm, cặp đôi còn liên tục dành cho nhau những lời khen "có cánh" trước truyền thông. Tuy nhiên bên cạnh đó, cả hai cũng không ít lần dịch thuật sẵn sàng "bóc mẽ" nhau, "cà khịa" công khai trên mạng xã hội, khiến fan vô cùng thích thú vì độ "lầy".

Theo đó mới đây, bạn gái Phan Mạnh Quỳnh còn khẳng định thêm khả năng kể xấu người yêu không thể xem thường khi "đột nhập" tài khoản mạng xã hội của nam ca nhạc sĩ để "bóc mẽ" điểm khác biệt, thậm chí là lạ thường của anh từ lúc hẹn hò đến nay. Cụ thể, Khánh Vy chia sẻ bức ảnh bên Phan Mạnh Quỳnh kèm lời nhắn: " Xem lại tấm hình cũ, lâu lâu chụp chung mà ngồi như bức tượng vậy đó, tức lồng ngực thiệt chứ. Tưởng đâu bị ba mẹ gả bán hay gì đó chứ hồi tán tôi nhiệt tình lắm nha quý vị.  Tôi đăng á không phải ổng, coi ổng có xoá thì thôi nha". 

Phan Mạnh Quỳnh bị bạn gái đột nhập Facebook để kể xấu: Lúc tán tỉnh nhiệt tình, khi yêu thì tưởng bị ba mẹ bắt ép? - Ảnh 2.

Bức ảnh ngồi nghiêm túc bên bạn gái, chỉ nhoẻn miệng cười của Phan Mạnh Quỳnh đã bị mang ra "bóc mẽ" không thương tiếc.

Chưa kịp chờ bạn trai phản ứng lại, Khánh Vy tiếp tục dùng tài khoản mạng xã hội của cô để bình luận ngay dưới bài đăng này: " Sẵn đây mình cũng muốn nói vài biểu hiện lạ lùng. Hai  đứa đang đi xe máy dạo biển, ổng hỏi tui gì đó tui không trả lời (tại đang suy nghĩ á) cái ổng nói "alo alo" y hệt đang nói chuyện điện thoại. Ủa? Là sao. Ở nhà mà ổng hỏi gì không nghe tui nói lại ổng cũng alo alo như đang nói chuyện điện thoại á, hay đó là biểu hiện của yêu xa quá lâu vậy mọi người". 

Phan Mạnh Quỳnh bị bạn gái đột nhập Facebook để kể xấu: Lúc tán tỉnh nhiệt tình, khi yêu thì tưởng bị ba mẹ bắt ép? - Ảnh 3.

Biểu hiện lạ lùng của Phan Mạnh Quỳnh khi yêu như thế nào cũng được bạn gái công khai cho cả bàn dân thiên hạ được biết.

Phan Mạnh Quỳnh bị bạn gái đột nhập Facebook để kể xấu: Lúc tán tỉnh nhiệt tình, khi yêu thì tưởng bị ba mẹ bắt ép? - Ảnh 4.

Nghe màn kể xấu của bạn gái Phan Mạnh Quỳnh mới thấy, đúng là không thể so sánh được lúc mới yêu và khi đã yêu lâu năm. Tuy nhiên với độ kể xấu công khai như thế này, ai ai cũng mong chờ phản ứng của Phan Mạnh Quỳnh sau khi phát hiện Facebook cá nhân bị "đột nhập" sẽ ra sao.

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020

Nóng: Triệu tập tài xế xe tải lùi trúng bé trai rồi bê xác đi giấu và dùng cát xóa dấu vết ở Nghệ An

Ngày 25/4, Công an thị xã Hoàng Mai (Nghệ An), đã triệu tập tài xế để điều tra làm rõ vụ việc một bé trai trú tại địa bàn phường Quỳnh Phương tử vong.

Nóng: Triệu tập tài xế xe tải lùi trúng bé trai rồi bê xác đi giấu và dùng cát xóa dấu vết ở Nghệ An - Ảnh 1.

Ảnh cắt từ clip.

Danh tính tài xế được xác định là Bùi Văn Vinh (SN 1986, trú phường Quỳnh Phương). Đặc biệt, nhà của lái xe tải và nhà của cháu bé cách nhau không xa vì cùng là người địa phương.

Vụ việc xảy ra vào khoảng 8h ngày 22/4, trên địa bàn phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai. Vào thời điểm trên, một nam tài xế điều khiển xe tải chở vật liệu xây dựng, trong lúc lùi xe đã cán phải một bé trai (chưa rõ danh tính) khiến nạn nhân tử vong tại chỗ.

Sau khi gây tai nạn, tài xế nhanh chóng xuống xe bế xác nạn nhân ra một vị trí khác để giấu. Sau đó, tài xế quay lại hiện trường dùng đất lấp lên những vết máu rồi lên xe rời khỏi hiện trường.

Không thấy con đâu, cả gia đình mới tá hỏa đi tìm, hàng xóm cũng tỏa đi khắp nơi nhưng không thấy tung tích bé trai đâu. Sau đó, thi thể bé trai được phát hiện cách hiện trường xảy ra sự việc không xa. Toàn bộ sự việc đã được camera an ninh gần đó ghi lại. Hiện vụ việc đang được cơ quan công an điều tra, làm rõ.

dịch thuật

Nhìn “học trò” của Lisa nhảy mà ngỡ… vũ đạo của ITZY, BLACKPINK và hàng loạt nhóm Kpop kết hợp, liệu “Lạp lão sư” tinh mắt có nhìn ra không nhỉ?

Trong tập mới nhất của " Thanh Xuân Có Bạn 2 ", phần thi "Sao Tôi Lại Đẹp Thế Này?" của Team A gồm Ngu Thư Hân, Khổng Tuyết Nhi, Phùng Nhược Hàng, Lâm Tiểu Trạch và Trần Phẩm Tuyên đã thể hiện được trọn vẹn không khí vui tươi của bài hát, qua đó trở thành nhóm chiến thắng.

"Sao Tôi Lại Đẹp Thế Này?" - Team A (Thanh Xuân Có Bạn 2)

Thế nhưng xem phần trình diễn của "thánh cuồng Lisa"  Ngu Thư Hân  và đồng đội, những ai vốn là fan Kpop chắc hẳn sẽ thấy rất quen mắt khi vũ đạo của họ chẳng khác gì được tổng hợp từ hàng loạt bản hit của  BLACKPINK , ITZY, TWICE, hay thậm chí là nhiều girlgroup Kpop Gen 2. Điệu nhảy của các thí sinh tuy đã được biên đạo để phù hợp với giai điệu vui tươi của bài hát nhưng thấp thoáng đâu đây động tác của "Playing With Fire", "Kill This Love", "As If It’s Your Last" hay "Dalla Dalla",…

Ngay phần đầu tiết mục "Sao Tôi Lại Đẹp Thế Này?", có thể thấy được động tác uốn tay thành vòng cung của "học trò" của Lisa rất giống với vũ đạo ở phần cuối ca khúc "Playing With Fire". BLACKPINK không có nhiều bài hát và từng diễn đi diễn lại ca khúc này, không biết "Lạp lão sư" tinh mắt có nhận ra không nhỉ?!

Trừ cách sắp xếp đội hình thì cách các thành viên tay chống hông, tay xoay vòng...

... thật giống với vũ đạo của BLACKPINK trong "Playing With Fire"

"PLAYING WITH FIRE" - BLACKPINK (DANCE PRACTICE VIDEO)

Vũ đạo xòe tay chống cằm thường được sử dụng trong các ca khúc có giai điệu dễ thương, và "Sao Tôi Lại Đẹp Thế Này?" cũng không là ngoại lệ. Có điều cách xếp đội hình của thí sinh "Thanh Xuân Có Bạn 2" phần nào gây liên tưởng tới đoạn đầu trong siêu hit quốc dân "Cheer Up" của TWICE.

Vũ đạo chống cằm dễ thương dễ gây liên tưởng đến cảnh kết của TWICE trong "Cheer Up"

Tương tự, vũ đạo vẫy tay dưới cằm là cũng là động tác cơ bản trong các bài hát vui tươi theo concept "bánh bèo", qua đó tôn lên nét đáng yêu của người thể hiện. Rất nhiều ca khúc Kpop như "So Hot" (Wonder Girls), "Twinkle" (SNSD-TTS),... từng sử dụng động tác này nên dễ hiểu vì sao các thí sinh của "Thanh Xuân Có Bạn" cũng học hỏi và đưa vào bài nhảy của mình.

Vũ đạo đặt tay dưới cằm được thí sinh team "Sao Tôi Lại Đẹp Thế Này?" sử dụng triệt để nhằm tăng thêm độ cute

Vũ đạo này thường được các girlgroup Kpop sử dụng, chẳng hạn như SNSD-TTS...

... và Wonder Girls

Ở phần điệp khúc đầu tiên, vũ đạo đánh tay của Khổng Tuyết Nhi chắc hẳn vô cùng quen mắt với fan của BLACKPINK vì giống tới "một chín một mười" với động tác tương tự của 4 cô gái nhà YG trong "As If It’s Your Last".

Vũ đạo của Khổng Tuyết Nhi...

... siêu quen thuộc với những ai đã "xem mòn" video "As If It's Your Last"

Video luyện tập vũ đạo "As If It’s Your Last" của BLACKPINK

Ngay sau đó lại là 1 động tác "gây thương nhớ" tới BLACKPINK. Vũ đạo đánh tay này có làm bạn nhớ đến điệp khúc của "Forever Young"?

Cách di chuyển tay của học trò Lisa...

... có phần na ná vũ đạo "Forever Young"

Động tác tạo hình vương miện trên đầu vốn đã rất quen thuộc với fan của ITZY khi các cô gái sử dụng vũ đạo này ngay từ bản hit đầu tay là "Dalla Dalla". Do đó nhìn phân đoạn này của thí sinh "Thanh Xuân Có Bạn 2", không liên tưởng đến "tân binh khủng long" nhà JYP là… chuyện khó!

Vũ đạo vương miện này sao nhìn quen vậy ta?

"DALLA DALLA" - ITZY (Dance Practice)

Ở đoạn breakdance cuối bài, các học trò của Lisa thực hiện động tác xoay tay và xếp thành hàng dọc. Tuy không hoàn toàn giống nhau nhưng vũ đạo này có làm ai nghĩ đến phần mở đầu bản hit "Kill This Love" của "Lạp lão sư" và đồng đội không nhỉ?

Cả 2 bài đều có vũ đạo hàng dọc và cách di chuyển tay nhanh

Dance Practice "Kill This Love" (Moving Ver.) – BLACKPINK

Với ca khúc mang giai điệu tươi sáng như "Sao Tôi Lại Đẹp Thế Này?" thì việc sử dụng và biến tấu những vũ đạo cơ bản trong những bài hát có concept tương tự là chuyện dễ hiểu. Tuy nhiên trong bài hát "góp nhặt" nhiều điệu nhảy "quen mặt" từ những nhóm nhạc đình đám như BLACKPINK, ITZY, TWICE,... thì quả là không khỏi khiến netizen chú ý. Xem ra không chỉ các thí sinh "Thanh Xuân Có Bạn 2" mà đến cả ekip chương trình cũng yêu thích và dịch thuật học hỏi từ Kpop cũng nên!

Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2020

Chủ tịch Hà Nội nêu 3 kịch bản dịch bệnh Covid-19 có thể xảy ra trong thời gian tới

Trong phiên họp Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 Hà Nội sáng 17/4, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung nói rằng cần xây dựng các kịch bản xấu nhất về dịch bệnh có thể xảy ra, từ đó chuẩn bị các phương án dự phòng. 

"Covid -19 là một thảm hoạ y tế cộng đồng quy mô, phạm vi lớn nhất thế giới từng chứng kiến trong suốt chiều dài lịch sử. Lần đầu tiên trên thế giới có một cuộc chiến, trong đó tất cả các loại vũ khí hiện đại nhất trở thành vô dụng. 

Chúng ta không lạc quan vội mà cần tiếp tục công tác chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất và những điều kiện để đối phó và ứng phó nhanh nhất với dịch bệnh này", ông Chung nói.

Từ đó, Chủ tịch Hà Nội vạch ra 3 kịch bản về tình hình dịch bệnh Covid-19.

Kịch bản thứ nhất , đại dịch sẽ kéo dài thêm khoảng 3 tháng và được khống chế , kiểm soát trên phạm vi khu vực và phạm vi toàn cầu. Đây là kịch bản tốt nhất đối với mọi quốc gia và cả thế giới, dù ít nhiều bị ảnh hưởng sau đó các hoạt động kinh tế trở lại bình thường. Các trường học và công sở sẽ mở cửa trở lại hoạt động kinh doanh buôn bán, giao thông, du lịch, khách sạn, nhà hàng dần khôi phục. 

Theo kịch bản này, đa phần các nước bị ảnh hưởng và thiệt hại như phương pháp thiệt hại sẽ sớm được khắc phục theo thời gian.

Chủ tịch Hà Nội nêu 3 kịch bản dịch bệnh Covid-19 có thể xảy ra trong thời gian tới - Ảnh 1.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm tại thôn Hạ Lôi, Mê Linh. Ảnh: Tiến Tuấn.

Kịch bản thứ 2 , dịch bệnh có thể kéo dài từ 1-3 năm, cho đến khi con người chế tạo được một loại thuốc đặc trị để điều trị hiệu quả các bệnh nhân nhiễm Covid-19. Lúc này Covid-19 xem như một loại cúm mùa, không loại trừ được hoàn toàn nhưng có thể sống chung với nó; kinh tế, hầu hết các quốc gia và kinh tế thế giới bước vào giai đoạn suy thoái, con người sống trong điều kiện khắc khổ, trong khi vẫn phải dành nguồn lực đáng kể trong phòng chống dịch bệnh.

Kịch bản thứ 3 , Covid-19 tiếp tục lây lan với tốc độ khủng khiếp như hiện nay trong một thời gian dài, bất chấp các biện pháp gì mà nhiều nước đang áp dụng; số ca nhiễm, số người chết vẫn duy trì đều đặn ở mức cao.

Theo kịch bản này, số người chết có thể tăng lên 1.000.000 người, hàng chục triệu người có khả năng bị nhiễm khiến hệ thống y tế công cộng, hệ thống phòng dịch bị thất thủ. Các hậu quả đối với kinh tế thế giới vô cùng bi đát, phát triển của thế giới có thể bị kéo lùi lại hàng thập kỷ; đi kèm theo đó là nghèo đói, bệnh tật, bạo lực hoành hành.

Chủ tịch Hà Nội nêu rõ: "Trong khi chúng ta hy vọng điều tốt đẹp nhất thì cũng cần phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất". 

Theo ông dịch thuật Chung, sau dịch Covid-19, có thể tất cả các lý thuyết về kinh tế đều đảo lộn, thay đổi, vì vậy các đơn vị phải thực hiện nhiều biện pháp phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Các huyện phải đảm bảo năng suất của vụ xuân hè và tăng cường chăn nuôi, đảm bảo tốt tăng trưởng.

TP.HCM thay đổi thời gian đi học lại, sớm hơn gần 2 tuần so với dự kiến

UBND TP.HCM đã chính thức đưa ra thông tin mới nhất về thời gian nghỉ học của học sinh tất cả các cấp trên địa bàn thành phố.  Theo đó,  Văn phòng UBND TP.HCM cho biết Sở GD-ĐT TP.HCM đã trình UBND TP đề nghị tiếp tục kéo dài thời gian nghỉ học cho học sinh, học viên các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP đến hết ngày 3/5/2020.

Ngày 17/4, Văn phòng UBND TP.HCM đã có báo cáo nhanh về tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn TP. Báo cáo nêu trên cho biết Sở GD-ĐT đã trình UBND TP văn bản đề nghị tiếp tục kéo dài thời gian nghỉ học cho học sinh, học viên các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP.

Đồng thời, TP.HCM cũng có văn bản kiến nghị Bộ Giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) điều chỉnh một số nội dung liên quan đến kế hoạch năm học, thời gian hoàn thành chọn sách giáo khoa chuẩn bị cho năm học mới, thời gian kết thúc năm học 2019-2020.

TP.HCM thay đổi thời gian đi học lại, sớm hơn gần 2 tuần so với dự kiến - Ảnh 1.

Ngày 16/4, tại Hội nghị lần thứ 40 Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh khóa X, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết, dự kiến đến ngày 15/5, thành phố sẽ cho học sinh đi học trở lại. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, Sở GD&ĐT cần khẩn trương xây dựng xong Bộ quy tắc trường học an toàn với COVID-19.

Liên quan tới Bộ quy tắc trên, Sở GD&ĐT TP.HCM có thông tin, đơn vị đang phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất phương án quyết định về thời gian tiếp tục nghỉ học của học sinh thành phố. Vì TP.HCM là một trong những tỉnh có thời gian cách ly xã hội ít nhất đến ngày 22/4. Bởi thế, ngành giáo dục sẽ sớm đề xuất UBND TP về thời điểm đi học lại để phụ huynh và học sinh chủ động.

Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết: "Về Bộ tiêu chí đánh giá rủi ro tại các trường học, hiện Sở đang phối hợp với các đơn vị liên quan nhanh chóng chuẩn bị, hoàn thành trước ngày 30/4 theo dịch thuật đúng tinh thần chỉ đạo của UBND TP và Bí thư Thành ủy".

Thăm dò ý kiến

Chọn phương án nào cho Kỳ thi THPT Quốc gia 2020?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2020

Học ngay 6 công thức Smoothie đơn giản vừa thoả mãn thị giác lại giúp da khỏe, dáng xinh của cô nữ sinh ĐH Thương Mại

Không chỉ có hương vị thơm ngon và màu sắc bắt mắt, nhiều loại thức uống từ thiên nhiên còn được ưa chuộng bởi tác dụng thải độc, bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể, một trong số đó không thể không kể đến là Smoothie bowl.

Smoothie bowl không giống với sinh tố thông thường, nó không sử dụng sữa đặc và được trang trí bởi các loại topping hạt bên trên, vừa đẹp mắt mà còn bổ sung chất béo lành mạnh, protein, các omega-3 có tác dụng giảm cân, đẹp da, giữ dáng và cần thiết cho một bữa sáng đầy năng lượng.

Các công thức Smoothie mà Thuỳ Anh chia sẻ tuy đơn giản, dễ làm nhưng lại trông khá bắt mắt và cực kỳ tốt cho sức khỏe. Nếu bạn đang rảnh rỗi và chẳng biết làm gì trong những ngày ở nhà chống dịch Covid–19 thì hãy thử làm 1 phần Smoothie bowl và nhâm nhi thôi nào!

Học ngay 6 công thức Smoothie đơn giản vừa thoả mãn thị giác lại giúp da khỏe, dáng xinh của cô nữ sinh ĐH Thương Mại - Ảnh 1.

Thuỳ Anh (20 tuổi, Hà Nội, sinh viên năm 2 Trường Đại học Thương mại) gây bão mạng xã hội với list công thức làm Smoothie bowl “xịn xò”.

Công thức 1:

Nguyên liệu:

1/2 quả thanh long ruột đỏ, 1/2 quả xoài và 1 quả chuối.

Học ngay 6 công thức Smoothie đơn giản vừa thoả mãn thị giác lại giúp da khỏe, dáng xinh của cô nữ sinh ĐH Thương Mại - Ảnh 2.

Cách làm:

Tất cả đem đi đông lạnh. Khi pha chế, lấy ra rồi đem xay với 1 hộp sữa chua không đường + 50ml sữa tươi không đường. Trang trí lớp mặt bằng xoài cắt miếng và ấn khuôn hình biên dịch hoa, dâu tây thái lát, vỏ dưa hấu tỉa hình lá, nho sấy, hạnh nhân và yến mạch (mỗi loại 20g).

Công thức 2:

Nguyên liệu:

1/4 quả dứa, 1/2 quả xoài, 1 quả chuối và 100g rau chân vịt.

Học ngay 6 công thức Smoothie đơn giản vừa thoả mãn thị giác lại giúp da khỏe, dáng xinh của cô nữ sinh ĐH Thương Mại - Ảnh 3.

Cách làm:

Tất cả đem đi đông lạnh. Khi pha chế, lấy ra rồi đem xay với 1 hộp sữa chua không đường + 50ml sữa tươi không đường và trang trí lớp mặt bằng xoài thái lát xếp hình hoa, dưa hấu ấn khuôn hình ngôi sao, vỏ dưa hấu tỉa hình lá, nho sấy và yến mạch (mỗi loại 20g).

Công thức 3:

Nguyên liệu:

1/4 quả dứa, 1/2 quả xoài và 1 quả chuối.

Học ngay 6 công thức Smoothie đơn giản vừa thoả mãn thị giác lại giúp da khỏe, dáng xinh của cô nữ sinh ĐH Thương Mại - Ảnh 4.

Cách làm:

Tất cả đem đi đông lạnh. Khi pha chế, lấy ra rồi đem xay với 1 hộp sữa chua không đường + 50ml sữa tươi không đường và trang trí lớp mặt bằng bơ thái lát xếp hình hoa, vỏ dưa hấu tỉa hình lá, nho sấy và yến mạch (mỗi loại 20g).

Công thức 4:

Nguyên liệu:

1/4 quả dứa, 1/2 quả xoài, 1 quả chuối và 50g cần tây.

Học ngay 6 công thức Smoothie đơn giản vừa thoả mãn thị giác lại giúp da khỏe, dáng xinh của cô nữ sinh ĐH Thương Mại - Ảnh 5.

Cách làm:

Tất cả đem đi đông lạnh. Khi pha chế, lấy ra rồi đem xay với 1 hộp sữa chua không đường + 50ml sữa tươi không đường và trang trí lớp mặt bằng lá cần tây, thanh long thái lát xếp hình hoa, dưa hấu ấn khuôn hình hoa và ngôi sao, hạt chia và yến mạch (mỗi loại 20g).

Công thức 5:

Nguyên liệu:

1/2 quả bơ, 1/2 quả xoài, 1/2 quả táo và 50g rau chân vịt.

Học ngay 6 công thức Smoothie đơn giản vừa thoả mãn thị giác lại giúp da khỏe, dáng xinh của cô nữ sinh ĐH Thương Mại - Ảnh 6.

Cách làm:

Tất cả đem đi đông lạnh. Khi pha chế, lấy ra rồi đem xay với 1 hộp sữa chua không đường + 50ml sữa tươi không đường và trang trí lớp mặt bằng táo, chuối và dâu tây thái lát, vỏ dưa hấu tỉa hình lá, vài viên ngũ cốc, nho sấy, yến mạch và hạt chia (mỗi loại 20g).

Công thức 6:

Nguyên liệu:

1/2 quả thanh long ruột đỏ, 1/2 quả dứa và 1 quả chuối.

Học ngay 6 công thức Smoothie đơn giản vừa thoả mãn thị giác lại giúp da khỏe, dáng xinh của cô nữ sinh ĐH Thương Mại - Ảnh 7.

Cách làm:

Tất cả đem đi đông lạnh. Khi pha chế, lấy ra rồi đem xay với 1 hộp sữa chua không đường + 50ml sữa tươi không đường và trang trí lớp mặt bằng xoài thái lát xếp hình hoa, vỏ dưa hấu tỉa hình lá, yến mạch và hạt chia (mỗi loại 20g).

Đừng để 14 ngày ở nhà của bạn trôi qua trong chán nản vô nghĩa, thử làm theo challenge này!

Học ngay 6 công thức Smoothie đơn giản vừa thoả mãn thị giác lại giúp da khỏe, dáng xinh của cô nữ sinh ĐH Thương Mại - Ảnh 8.

Diễn biến dịch COVID-19 tại Việt Nam đang ngày càng phức tạp, và trong thời gian tới đây, đất nước chúng ta sẽ bước vào giai đoạn thử thách thật sự. Thông điệp mà Chính phủ, Bộ Y Tế và các cơ quan chính quyền địa phương đưa ra, đó là: Người dân nếu không có nhiệm vụ gì, nếu thực sự không cần thiết thì nên ở nhà vì nguy cơ lây nhiễm chéo trong cộng đồng đang rất cao.

Đứng yên thời điểm này - với tất cả chúng ta, đó là ở nhà. Tôi ở nhà! Tôi thực hiện nghiêm túc cách ly xã hội. Vì ở nhà lúc này là tự bảo vệ bản thân mình, bảo vệ người thân, giúp giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng, và bớt đi gánh nặng trên vai Tổ quốc.

Các y bác sĩ trên toàn thế giới đang lan truyền thông điệp "Chúng tôi đi làm vì bạn, xin hãy ở nhà vì chúng tôi". Là một công dân có ý thức, đặt sự an toàn sức khoẻ lên hàng đầu, hãy cùng nhau lan toả lời kêu gọi #toionha để nhanh chóng đẩy lùi #CôVyĐiĐi các bạn nhé!

Học ngay 6 công thức Smoothie đơn giản vừa thoả mãn thị giác lại giúp da khỏe, dáng xinh của cô nữ sinh ĐH Thương Mại - Ảnh 10.


Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2020

Bí quyết sống thọ của nữ bác sĩ 99 tuổi: Chỉ cần thực hiện tốt 2 điểm này

Chu Nam Tôn, sinh năm 1921, quê ở Nam Thông, Giang Tô, Trung Quốc. Bà là giáo sư, bác sĩ, chuyên gia phụ khoa của Bệnh viện Nhạc Dương thuộc Đại học y học cổ truyền Thượng Hải. Mỗi sáng thứ 7, lúc 7 giờ tại phòng khám số 1, tầng 2 của Khoa Phụ Khoa của Bệnh viện Nhạc Dương, bạn luôn gặp một vị bác sĩ "già", có nước da hồng hào, mái tóc dày, tư duy nhanh nhẹn, nói chuyện mạch lạc, rõ ràng, nhìn chỉ giống như một người 70 tuổi, nhưng thực tế vị bác sĩ này đã 99 tuổi.

Bí quyết sống thọ của nữ bác sĩ 99 tuổi: Chỉ cần thực hiện tốt 2 điểm này - Ảnh 1.

Chu Nam Tôn, sinh năm 1921, quê ở Nam Thông, Giang Tô, Trung Quốc.

Bác sĩ Chu Nam Tôn nói: "Mọi người thường hỏi tôi bí mật về chăm sóc sức khỏe và nói rằng tôi nhất định đã sử dụng một loại thuốc bổ nào đó, tôi luôn cười: tôi không phải là thần tiên, nếu thật sự có bí mật giúp kéo dài tuổi thanh xuân, thì tôi rất vui truyền đạt lại cho những người trung niên và cao tuổi trên thế giới". Nhưng nếu thực sự có "bí mật" gì, bác sĩ Chu Nam Tôn nhấn mạnh vào 2 điểm:

- Chú ý đến thực phẩm bổ sung . Ví dụ như sử dụng loại nước uống gồm 3 loại đậu để chăm sóc da, những người khí huyết kém có thể ăn nhiều súp thịt cừu.

- Hai loại thực phẩm không bao giờ được động đến chính là: thực phẩm chức năng và thực phẩm chiên.

1. Chăm sóc sức khỏe cần bổ sung một số thực phẩm sau

Chăm sóc da sử dụng "nước uống ba loại đậu"

Bí quyết sống thọ của nữ bác sĩ 99 tuổi: Chỉ cần thực hiện tốt 2 điểm này - Ảnh 2.

Đối với những phụ nữ muốn có làn da đẹp, đặc biệt loại bỏ làn da xỉn màu và các đốm đen, bác sĩ Chu Nam Sơn khuyên phụ nữ nên sử dụng "nước uống 3 loại đậu". Theo tương truyền, "nước uống 3 loại đậu" là phương thuốc của nhà y học nổi tiếng Biển Thước trong Thời kỳ Xuân Thu và Thời Chiến Quốc ở Trung Quốc và đã lưu hành ở Trung Quốc hàng ngàn năm. "Nước uống biên dịch 3 loại đậu" có tác dụng bảo vệ làn da, dùng để chữa mụn trứng cá.

Cách chế biến "nước uống ba loại đậu" như thế nào?

Phương pháp: Sử dụng đậu xanh, đậu đỏ và đậu đen, mỗi loại 20g, thêm 6g cam thảo khô, sắc thành nước để uống, giúp giảm sưng, bổ sung dinh dưỡng.

Ba loại đậu này có tác dụng như sau:

- Đậu đen: Có vị ngọt, tính bình, không độc. Có chức năng kích hoạt lưu thông máu, bổ sung nước, giải nhiệt và giải độc , nuôi dưỡng máu khỏe mạnh và nuôi dưỡng tóc đen.

- Đậu xanh: Có tính hàn, vị ngọt, không độc. Thành phần phospholipid của đậu xanh có tác dụng giảm cholesterol, giảm mỡ máu, chống dị ứng, chống vi rút, kháng khuẩn,…

- Đậu đỏ: Có tính bình, vị ngọt chua. Nó rất giàu axit nicotinic và có tác dụng giảm sưng và giải độc, bổ sung nước và hút ẩm.

Những người khí huyết kém ăn nhiều súp thịt dê, lá lách yếu có thể ăn khoai mỡ

Bác sĩ Chu Nam Tôn kiến nghị: Nếu bạn có khí huyết kém nên ăn nhiều súp thịt cừu, những người lá lách yếu nên ăn củ mài.

Bí quyết sống thọ của nữ bác sĩ 99 tuổi: Chỉ cần thực hiện tốt 2 điểm này - Ảnh 3.

Nếu bạn có khí huyết kém nên ăn nhiều súp thịt cừu.

Tác dụng của súp thịt cừu: Thịt cừu là nguồn cung cấp rất tốt về chất sắt vì chất sắt trong thịt ở dạng heme là dạng cơ thể dễ hấp thụ, cải thiện việc đưa oxy tới các cơ, bổ sung năng lượng, cải thiện khả năng ghi nhớ và tập trung của não. Thịt cừu thích hợp với phụ nữ và người thiếu máu.

Lượng kẽm cao trong thịt có tác dụng tốt hổ trợ cơ thể chống bệnh nhiễm trùng, giúp vết thương mau lành. Tỷ lệ cao của các vitamin B12, Niacin giúp cơ thể tạo thêm hồng huyết cầu. Ngoài ra, kẽm và vitamin B12 trong thịt cừu còn có tác dụng giảm cholesterol và ngừa loãng xương.

2. Hai loại thực phẩm không nên sử dụng

Không sử dụng thực phẩm chức năng

Các loại thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng được bán tràn lan trên thị trường, nhưng chúng có thực sự hữu ích? Bác sĩ Chu Nam Tôn nói: "Về cơ bản, tôi không dùng bất kỳ thực phẩm chức năng nào, theo như quảng cáo, chúng rất "thần kỳ", nhưng tôi chưa từng sử dụng qua".

Rất nhiều chuyên gia y tế cũng có quan niệm này, chuyên gia về bệnh ung thư, bác sĩ Hách Hi Sơn cũng nói: "Tôi kiên quyết phản đối sử dụng các thực phẩm chức năng để phòng ngừa ung thư. Theo tôi biết, không có sản phẩm dinh dưỡng nào được chứng minh thông qua nghiên cứu có kiểm soát trong y học dựa trên bằng chứng để ngăn ngừa ung thư ở người".

Bí quyết sống thọ của nữ bác sĩ 99 tuổi: Chỉ cần thực hiện tốt 2 điểm này - Ảnh 4.

Bác sĩ Chu Nam Tôn nói: "Bản thân tôi ăn uống tương đối thanh đạm, tôi ăn những thực phẩm chiên hoặc nướng thì rất dễ nổi nóng".

Không ăn thực phẩm chiên

Bác sĩ Chu Nam Tôn nói: "Bản thân tôi ăn uống tương đối thanh đạm, tôi ăn những thực phẩm chiên hoặc nướng thì rất dễ nổi nóng. Muốn chống ung thư nhất định phải tránh ăn những thực phẩm nhiều chất béo, nhiều đường, nhiều muối, ví dụ như khoai tây chiên. Chiên nướng là phương pháp nấu ăn không lành mạnh".

(Nguồn: Sohu)



Nóng: Bắt Nguyễn Xuân Đường, chồng nữ đại gia bất động sản ở Thái Bình

Khuya 10/4, thượng tá Nguyễn Thanh Trường, Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình cho biết, cơ quan chức năng đã bắt Nguyễn Xuân Đường (49 tuổi, còn gọi là Đường "Nhuệ"), trú trú tại số nhà 366, đường Lê Quý Đôn, phường Kỳ Bá, thành phố Thái Bình.

Theo thượng tá Trường, nam bị can bị bắt tại tỉnh Hà Nam vào lúc khoảng 21h cùng ngày, cảnh sát đã di lý về trụ sở cơ quan điều tra. Thời điểm bị bắt, Nguyễn Xuân Đường không có hành vi chống đối hoặc tàng trữ vũ khí.

Nguyễn Xuân Đường trước đó bị Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Thái Bình ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam điều tra về hành vi "Cố ý gây thương tích" theo quy định tại Khoản 2, Điều biên dịch 134 Bộ luật Hình sự.

Tuy nhiên, người đàn ông này sau đó bỏ trốn khỏi nơi cư trú, cơ quan công an tỉnh Thái Bình phải phát lện truy nã trên toàn quốc.

Trước đó, ngày 7/4/2020, Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Thái Bình cũng ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam, khám xét khẩn cấp nơi ở để điều tra hành vi có dấu hiệu phạm tội "cố ý gây thương tích" quy định tại Khoản 2 Điều 134 Bộ luật Hình sự đối với Nguyễn Thị Dương (SN 1980, vợ ông Đường). Cùng bị khởi tố với Dương còn có Nguyễn Đức Mạnh (SN 1992) trú tại phường Bồ Xuyên, thành phố Thái Bình và Phạm Ngọc Quý (SN 2003) trú tại xã Minh Quang, huyện Vũ Thư.

Nóng: Bắt Nguyễn Xuân Đường, chồng nữ đại gia bất động sản ở Thái Bình - Ảnh 2.

Vợ chồng nữ đại gia Dương Đường.

Tài liệu điều tra ban đầu xác định khoảng 10h40 ngày 30/3/2020, nhân viên công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ vận tải Phúc Cường có nhận vận chuyển một gói tài liệu của công ty trách nhiệm hữu hạn Đường Dương từ Thái Bình đi Hà Nội.

Do người vận chuyển và người nhận không thống nhất được địa điểm giao hàng nên xảy ra mâu thuẫn và giao nhận hàng muộn.

Nguyễn Xuân Đường đã gọi điện đe dọa, yêu cầu nhân viên công ty Phúc Cường về Thái Bình gặp Đường.

Khoảng 18h20 cùng ngày hôm đó, nhân viên công ty Phúc Cường đến nhà Nguyễn Xuân Đường (cũng là trụ sở công ty trách nhiệm hữu hạn Đường Dương). Tại đây, Nguyễn Xuân Đường, Nguyễn Thị Dương đã tra hỏi, đe dọa nhân viên công ty Phúc Cường.

Bà Nguyễn Thị Dương sau đó cùng Nguyễn Đức Mạnh, Phạm Ngọc Quý đã đánh gây thương tích nhân viên công ty Phúc Cường.

Được biết, bà Nguyễn Thị Dương (là Giám đốc Công ty TNHH Đường Dương) nổi tiếng tại Thái Bình trong việc kinh doanh bất động sản, bà Dương thường cùng với chồng đưa lên mạng xã hội hình ảnh đi làm từ thiện với số tiền hàng tỷ đồng.

Người phụ nữ này từng mời hàng chục nghệ sỹ tới tiệc mừng sinh nhật, bỏ ra hàng trăm triệu đồng mời ca sỹ hát trong lễ kỷ niệm 10 năm ngày cưới.

Sự thật về "nghiên cứu" cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19 khi chạy bộ, đạp xe

Trên các mạng xã hội như Facebook, Twitter và Reddit đang lan truyền một bức ảnh mô phỏng, ngụ ý virus corona có thể lan truyền xa hơn khoảng cách 2 mét khi bạn tập thể dục cùng người bệnh, cụ thể là khi bạn đi bộ, chạy hoặc đạp xe phía sau họ.

Bức ảnh này bắt nguồn từ một bài báo tiếng Hà Lan, và blog của một doanh nhân có tên Jurgen Thoelen trên trang Medium với tiêu đề: " Nghiên cứu của Bỉ và Hà Lan: Tại sao trong đại dịch COVID-19, bạn không nên đi bộ, chạy hoặc đạp xe phía sau một người khác".

Thoelen cho biết anh đã trích dẫn kết quả từ một " nghiên cứu " của Đại học KU Leuven và Đại học Công nghệ Eindhoven, chứng minh những người đi bộ, chạy bộ hoặc đạp xe có thể hít phải giọt bắn của người đi phía trước mình ngay cả khi phiên dịch đã giữ khoảng cách 1-2 mét.

Nhưng sự thật của " nghiên cứu " này là gì? Một số nhà khoa học cho biết đó không phải là một nghiên cứu khoa học, và việc một doanh nhân diễn giải " nghiên cứu " này cho công chúng đã khiến mọi người hiểu sai về nó.

Sự thật về nghiên cứu cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19 khi chạy bộ, đạp xe - Ảnh 1.

Một mô phỏng đã bị hiểu sai

Các video mô phỏng được thực hiện bởi một nhóm 4 nhà khoa học đang công tác tại Đại học KU Leuven và Đại học Công nghệ Eindhoven, dẫn đầu bởi giáo sư Bert Blocken, một kỹ sư có chuyên môn về khí động lực học thể thao và không phải một bác sĩ, nhà nghiên cứu y sinh hay virus học.

" Khi bạn di chuyển, đi xe đạp hoặc đi bộ, bạn thực sự đang tạo ra một luồng khí phía sau thường được gọi là slipstream ", tờ báo Hà Lan trích lời giáo sư Bert Blocken cho biết. " Thông thường trong thể thao, các vận động viên chạy bộ và đạp xe [phía sau] thường lợi dụng dòng slipstream của người phía trước để đi nhanh hơn".

Tuy nhiên, chính các dòng slipstream cũng sẽ phát tán những đám mây giọt bắn khi người phía trước thở, ho hoặc hắt hơi. Và người ở phía sau họ sẽ có nguy cơ hít phải chúng.

Để đánh giá tác động của các dòng slipstream đối với những người tập thể dục cùng nhau, giáo sư Bert Blocken đã chạy thử một mô phỏng trên máy tính. 

Kết quả, đám mây giọt bắn có thể được nhìn thấy rõ, chúng kéo dài về phía sau người đi bộ, ngay cả khi tốc độ chỉ là 4 km/h. Các giọt bắn lớn nhất (màu đỏ) khi người đi bộ hắt hơi hoặc ho. Nhưng trong hơi thở của họ cũng chứa các giọt bắn nhỏ.

Các chấm đỏ trên hình ảnh đại diện cho các giọt bắn lớn nhất. Giáo sư Bert Blocken cho biết khi chạy qua đám mây đó, chúng vẫn có thể rơi vào quần áo của bạn.

Dựa trên mô phỏng của mình, ông khuyến cáo nếu bạn chọn ra ngoài tập thể dục trong đại dịch COVID-19, hãy đi bộ cách người phía trước ít nhất 4 mét. Khoảng cách nên là 10 mét nếu bạn chạy bộ cùng họ, và 20 mét nếu bạn đi xe đạp.

Jurgen Thoelen đã chộp lấy ý này của ông để đưa vào bài viết trên Medium của mình. Từ đó, phiên bản tiếng Anh và bức ảnh đã lan truyền khắp các mạng xã hội Reddit, Twitter và Facebook. Và mọi người cảm thấy họ không nên ra ngoài tập thể dục nữa, bởi các khoảng cách mà giáo sư Bert Blocken khuyến cáo dường như bất khả thi trong các đô thị.

Tác giả của " nghiên cứu " đã lên tiếng đính chính

Khi thấy mô phỏng của mình lan truyền với những thông điệp sai lầm, giáo sư Bert Blocken đã phải xuất bản một "white paper" (có thể hiểu đơn giản là một bài đính chính thông tin dễ gây hiểu lầm trên truyền thông).

Trong bài đính chính, giáo sư Bert Blocken thừa nhận các khuyến cáo của ông chỉ dựa trên mô phỏng về khí động học. Bởi không phải là một nhà virus học, giáo sư Bert Blocken không chắc chắn bạn có nguy cơ nhiễm COVID-19 nếu không tuân thủ nguyên tắc này hay không.

Mô phỏng của ông còn thiếu một số biến số, chẳng hạn như tốc độ bay hơi của giọt bắn dưới điều kiện nhiệt độ, độ ẩm ngoài trời, khả năng virus bị giết chết dưới ánh nắng hoặc tải lượng của chúng trong các giọt bắn của người bệnh COVID-19 khi họ đi tập thể dục. Thường những người bệnh còn có thể đi tập thể dục, nghĩa là họ không có triệu chứng và triệu chứng nhẹ.

Thậm chí, giáo sư Bert Blocken chưa xuất bản bất kỳ một kết quả khoa học nào từ mô phỏng của ông. Vì vậy, nó không phải là một bằng chứng để khuyến cáo mọi người không nên ra ngoài tập thể dục trong đại dịch COVID-19.

" Hầu hết mọi người hiểu thông điệp theo hướng tích cực, nhưng đã có hai quan niệm sai lầm. Một quan niệm sai lầm là chúng tôi đưa ra tuyên bố về virus học. Chúng tôi chỉ kiểm tra mối liên hệ giữa khoảng cách với sự tiếp xúc của các giọt bắn. 

Đó là khí động học: Các giọt bắn sẽ hoạt động trong luồng không khí như thế nào? Tôi đã không đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về tỷ lệ lây nhiễm sẽ cao hơn hoặc thấp hơn ", giáo sư Bert Blocken nói với tờ Independent.

" Một số người đã nói rằng tôi có ý khuyên họ không nên ra ngoài, chạy bộ hoặc đạp xe, điều này trái ngược với ý định của tôi. Bản thân tôi là một tay đua xe đạp kỳ cựu. Mọi người nên ra ngoài, nhưng họ nên cẩn thận. Nếu bạn di chuyển quá gần người khác, hãy tránh xa luồng slipstream của họ".

Sự thật về nghiên cứu cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19 khi chạy bộ, đạp xe - Ảnh 3.

Giáo sư Bert Blocken, một kỹ sư có chuyên môn về khí động lực học thể thao và không phải một bác sĩ, nhà nghiên cứu y sinh hay virus học.

Giáo sư Bert Blocken thừa nhận rằng mình đã cố tình đảo ngược quy trình công bố khoa học. Ông đã nói chuyện với một phóng viên của tờ báo Hà Lan, trước khi nghiên cứu của mình được gửi bình duyệt, thậm chí đăng tải trên một tạp chí trước xuất bản, cho phép các nhà khoa học khác phản biện nó.

Quy trình đáng lẽ ra phải được thực hiện ngược lại.

Một số chỉ trích từ các nhà khoa học khác

William Hanage, một nhà dịch tễ học tại Trung tâm Động lực học truyền nhiễm của Harvard cho biết bởi giáo sư Bert Blocken đã đảo ngược quy trình công bố nghiên cứu khoa học, nó đã tạo ra một hiệu ứng độc hại cho xã hội.

Điều đó thậm chí đã khiến Hanage "sôi máu lên" . Các nhà nghiên cứu dịch tễ và virus học hiện cho thấy virus corona có độ lây nhiễm thấp hơn khi ở ngoài trời. Các giọt bắn của người bệnh mang virus, nhưng nó không có nghĩa là bất cứ ai tiếp xúc với một giọt bắn cũng sẽ đều bị lây bệnh.

Sự truyền nhiễm COVID-19 phụ thuộc vào một loạt các yếu tố; các nhà khoa học tin rằng một trong những yếu tố quan trọng trong số này là tải lượng virus, một thước đo xem có bao nhiêu hạt virus trong mỗi giọt bắn.

"Về mặt dịch tễ học, vị trí của các giọt bắn có ý nghĩa ít hơn nhiều so với tải lượng virus được truyền qua con đường này ", Hanage nói. "Lời khuyên về giữ khoảng cách vật lý thực sự chỉ giúp làm GIẢM nguy cơ lây truyền thay vì loại bỏ nó hoàn toàn".

Sự thật về nghiên cứu cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19 khi chạy bộ, đạp xe - Ảnh 4.

William Hanage, phó giáo sư dịch tễ học tại Trung tâm Động lực học truyền nhiễm của Harvard cho biết "nghiên cứu" của giáo sư Bert Blocken là một thông tin độc hại.

Hanage cho biết rằng các nghiên cứu như của giáo sư Bert Blocken " không thực sự hữu ích trên góc nhìn của các nhà dịch tễ học" . Nhưng nó lại đang được lan truyền mạnh trên các phương tiện truyền thông, và mọi người đều hiểu sai về nó, Hanage đã phải gác lại nghiên cứu dịch tễ của mình để cảnh báo về " nghiên cứu " này.

Suy cho cùng, các thông tin khoa học trong đại dịch COVID-19 luôn cần phải được kiểm chứng bởi các chuyên gia, nhà nghiên cứu virus học và dịch tễ, thay vì các doanh nhân hay một nhà nghiên cứu trong lĩnh vực khác. Nếu không, chúng rất dễ bị diễn giải nhầm.

Tham khảo Brusselstimes, Vice, Independent